Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được quy định như thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh”, “giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định như thế nào?
- Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm những ai?
- Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm những gì?
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh”, “giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 11 Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định về nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở như sau:
Điều 11. Hội đồng cấp cơ sở
(...)
3. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng
a) Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không tham gia Hội đồng;
b) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
c) Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
d) Hội đồng xem xét về thời gian công bố tác phẩm, công trình; tính hợp pháp của tác phẩm, công trình; đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định tại các Điều 7, 8 và 9 Nghị định này;
đ) Hội đồng cấp cơ sở chỉ xét hồ sơ được gửi theo quy định tại Điều 14 Nghị định này.
Như vậy, nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh”, “giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật được quy định như sau:
- Cá nhân có hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật không tham gia Hội đồng;
- Hội đồng làm việc theo nguyên tắc dân chủ, công khai và bỏ phiếu kín;
- Hội đồng tổ chức phiên họp khi có mặt ít nhất 90% thành viên Hội đồng, trong đó có Chủ tịch Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền;
- Hội đồng xem xét về thời gian công bố tác phẩm, công trình; tính hợp pháp của tác phẩm, công trình; đánh giá về nội dung tư tưởng và giá trị nghệ thuật của từng tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo quy định tại các Điều 7, Điều 8 và Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP;
- Hội đồng cấp cơ sở chỉ xét hồ sơ được gửi theo quy định tại Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP.
Nguyên tắc làm việc của Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước về văn học, nghệ thuật được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm những ai?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định thành phần Hội đồng chuyên ngành cấp Nhà nước xét tặng “giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm:
- Chủ tịch Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch;
- Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm: Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về công tác thi đua, khen thưởng thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Thủ trưởng cơ quan chuyên môn về hoạt động văn hóa, nghệ thuật thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành trung ương;
- Các thành viên Hội đồng: Đại diện lãnh đạo Vụ Văn hóa văn nghệ thuộc Ban Tuyên giáo Trung ương; chuyên gia về chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng; tác giả đã được tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật thuộc chuyên ngành văn học, nghệ thuật xét tặng.
Hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm những gì?
Căn cứ khoản 1 Điều 14 Nghị định 36/2024/NĐ-CP quy định hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” về văn học, nghệ thuật gồm:
- Tờ khai tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật theo Mẫu số 1a hoặc Mẫu số 1b tại Phụ lục kèm theo Nghị định 36/2024/NĐ-CP.
- Bản sao, ảnh chụp tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật, kèm theo các thông tin cơ bản về năm, tháng được công bố, sử dụng; tóm tắt nội dung tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật;
- Bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực hoặc bản sao và xuất trình bản chính để đối chiếu (trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp); bản sao từ sổ gốc hoặc bản sao có chứng thực (trường hợp nộp hồ sơ qua bưu chính hoặc trực tuyến) các quyết định tặng giải thưởng hoặc giấy chứng nhận giải thưởng đối với tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật quy định tại điểm c khoản 2 Điều 8 hoặc điểm c khoản 2 Điều 9 Nghị định 36/2024/NĐ-CP.
- Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả là người nước ngoài mà hồ sơ sử dụng ngôn ngữ nước ngoài phải có bản dịch sang tiếng Việt (bản chính);
- Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của đồng tác giả phải có văn bản ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật và văn bản thỏa thuận về chủ sở hữu, quyền tác giả theo quy định của pháp luật;
- Tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật của tác giả đã chết, phải có văn bản cam kết thỏa thuận và ủy quyền đại diện đứng tên nộp hồ sơ đề nghị xét tặng “Giải thưởng Hồ Chí Minh” hoặc “Giải thưởng Nhà nước” về văn học, nghệ thuật của những người có quyền lợi hợp pháp có liên quan;
- Các tài liệu khác có liên quan đến tác phẩm, công trình về văn học, nghệ thuật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?