Temu là gì? Sàn Temu của nước nào? Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo yêu cầu gì khi hoạt động tại VN?
Temu là gì? Sàn Temu của nước nào?
Temu là một sàn thương mại điện tử xuyên biên giới, được thành lập bởi PDD Holdings – công ty mẹ của trang mua hàng Pinduoduo, một trong những nền tảng thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc.
Temu, sàn thương mại điện tử ra mắt tại Mỹ vào tháng 9/2022, đã nhanh chóng mở rộng phạm vi hoạt động, hiện đang bán hàng trực tiếp đến 82 quốc gia và vùng lãnh thổ, theo hãng dịch vụ tư vấn và đầu tư startup Momentum Works (Singapore).
Xem thêm: Cách đăng ký tài khoản mua hàng Temu trên web, app chi tiết, đơn giản 2024?
Temu là gì? Sàn Temu của nước nào? Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo yêu cầu gì khi hoạt động tại VN? (Hình từ Internet)
Thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo những yêu cầu gì khi hoạt động tại Việt Nam?
Căn cứ Điều 28 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Điều 28. Cung cấp thông tin trên website thương mại điện tử bán hàng
1. Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định này.
2. Những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
a) Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
b) Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
c) Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
d) Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
đ) Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định này trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Như vậy, thông tin trên Sàn Temu phải đảm bảo những yêu cầu sau đây khi hoạt động tại Việt Nam:
Website thương mại điện tử bán hàng phải cung cấp đầy đủ thông tin về người sở hữu website, hàng hóa, dịch vụ và các điều khoản của hợp đồng mua bán áp dụng cho hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website theo quy định từ Điều 29 đến Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, những thông tin này phải bảo đảm các yêu cầu sau:
Thứ nhất: Rõ ràng, chính xác, dễ tìm và dễ hiểu;
Thứ hai: Được sắp xếp tại các mục tương ứng trên website và có thể truy cập bằng phương pháp trực tuyến;
Thứ ba: Có khả năng lưu trữ, in và hiển thị được về sau;
Thứ tư: Được hiển thị rõ đối với khách hàng trước thời điểm khách hàng gửi đề nghị giao kết hợp đồng.
Thứ năm: Công bố trên trang chủ website đường dẫn đến các thông tin quy định tại Điều 32, Điều 33, Điều 34 Nghị định 52/2013/NĐ-CP trong trường hợp website có chức năng đặt hàng trực tuyến.
Các nguyên tắc cơ bản mà Sàn Temu cần đáp ứng khi hoạt động tại Việt Nam là gì?
Căn cứ Điều 26 Nghị định 52/2013/NĐ-CP được sửa đôi, bổ sung bởi điểm a, điểm b khoản 8 Điều 1 Nghị định 85/2021/NĐ-CP quy định các nguyên tắc cơ bản mà Sàn Temu cần đáp ứng khi hoạt động tại Việt Nam là:
(1) Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử
Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.
(2) Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử
Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.
(3) Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử
- Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;
- Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;
- Trường hợp thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử thực hiện dịch vụ cung cấp thông tin về hàng hóa, dịch vụ của người bán tới người tiêu dùng trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức đó là bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin theo pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
(4) Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử.
Hoạt động thương mại điện tử đối với hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện, thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan
(5) Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có nghĩa vụ tuân thủ quy định của pháp luật về an toàn thông tin, an ninh mạng và pháp luật có liên quan khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?