Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu bản án phúc thẩm?
Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính mới nhất hiện nay?
Hiện nay, mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính được quy định là Mẫu số 46-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính có dạng như sau:
Tải về Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính.
Mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính mới nhất hiện nay? Hướng dẫn viết mẫu bản án phúc thẩm? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính?
Kèm theo mẫu bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính - Mẫu số 46-HC ban hành kèm theo Nghị quyết 02/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) và (5) Ghi tên Tòa án xét xử phúc thẩm. Nếu là Tòa án nhân dân cấp tỉnh, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân cấp cao, thì cần ghi rõ Tòa án nhân dân cấp cao nào (ví dụ: Tòa án nhân dân cấp cao tại Đà Nẵng).
(2) Ô thứ nhất ghi số bản án, ô thứ hai ghi năm ra bản án (ví dụ: Số 10/2017/HC-PT).
(3) Ghi ngày, tháng, năm tuyên án không phân biệt vụ án được xét xử phúc thẩm và kết thúc trong một ngày hay được xét xử phúc thẩm trong nhiều ngày.
(4) Ghi trích yếu vụ án (ví dụ: “Về khiếu kiện quyết định thu hồi đất”).
(6) Cần chú ý là không ghi chức vụ của Thẩm phán.
(7) Ghi họ tên của Thư ký phiên tòa và ghi rõ là Thư ký Tòa án hoặc Thẩm tra viên của Tòa án nào như hướng dẫn tại điểm (1).
(8) Nếu có Viện Kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa thì ghi như hướng dẫn tại điểm (1) song đổi các chữ “Tòa án nhân dân” thành “Viện kiểm sát nhân dân”.
(9) Trường hợp vụ án được xét xử và kết thúc trong một ngày thì bỏ hai chữ “Trong các” (ví dụ: Ngày 15 tháng 7 năm 2017). Trường hợp vụ án được xét xử trong hai ngày thì ghi “Trong các ngày” (ví dụ: Trong các ngày 02, 03 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà liền nhau thì ghi: “Từ ngày đến ngày” (ví dụ: Từ ngày 06 đến ngày 10 tháng 3 năm 2017); nếu từ ba ngày trở lên mà không liền nhau thì ghi trong các ngày (ví dụ: Trong các ngày 07, 08 và ngày 15 tháng 3 năm 2017); nếu khác tháng mà liền nhau thì ghi từ ngày... tháng... đến ngày... tháng... (ví dụ: Từ ngày 31 tháng 05 đến ngày 02 tháng 6 năm 2017); nếu không liền nhau thì ghi các ngày của từng tháng (Ví dụ: Trong các ngày 30, 31 tháng 3 và các ngày 04, 05 tháng 4 năm 2017).
(10) Nếu xét xử kín thì thay cụm từ “công khai” bằng từ “kín”.
(11) Người khởi kiện là cá nhân thì ghi họ tên, địa chỉ cư trú. Nếu người khởi kiện là người chưa thành niên thì sau họ tên cần ghi thêm ngày, tháng, năm sinh. Trường hợp người khởi kiện là cơ quan, tổ chức thì ghi tên cơ quan, tổ chức và địa chỉ của cơ quan, tổ chức đó.
(12) Chỉ ghi khi có người đại diện hợp pháp của người khởi kiện và ghi họ tên, địa chỉ cư trú; ghi rõ là người đại diện theo pháp luật hay là người đại diện theo ủy quyền của người khởi kiện; nếu là người đại diện theo pháp luật thì cần ghi chú trong ngoặc đơn quan hệ giữa người đó với người khởi kiện; nếu là người đại diện theo ủy quyền thì cần ghi chú trong ngoặc đơn: “được uỷ quyền theo văn bản ủy quyền ngày... tháng... năm...”. Trường hợp người đại diện theo pháp luật của cơ quan, tổ chức, thì ghi họ tên, chức vụ của người đó.
(13) Chỉ ghi khi có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người khởi kiện. Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là Luật sư thì ghi là Luật sư thuộc Đoàn luật sư nào); nếu có nhiều người khởi kiện thì ghi cụ thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người khởi kiện nào.
(14) Nếu người bị kiện là người có thẩm quyền thì ghi chức danh của người bị kiện (ví dụ: Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A); nếu là cơ quan, tổ chức, thì ghi tên, địa chỉ trụ sở của cơ quan, tổ chức đó.
(15) và (18) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (12).
(16) và (19) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (13).
(17) Ghi tương tự như hướng dẫn tại điểm (11).
(20) Ghi họ tên, địa chỉ cư trú (nếu là người chưa thành niên thì sau họ tên ghi ngày, tháng, năm sinh và họ tên người đại diện hợp pháp của người chưa thành niên).
(21) Ghi họ tên, chức danh, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(22) Ghi họ tên, địa chỉ nơi làm việc (nếu không có nơi làm việc thì ghi địa chỉ cư trú).
(23) Ghi họ tên và tư cách tham gia tố tụng của người kháng cáo.
(24) Ghi người có thẩm quyền kháng nghị (ví dụ: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh A).
(25) Trong phần này ghi tóm tắt nội dung vụ án và quan hệ pháp luật cần giải quyết; quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm; nội dung và lý do của kháng cáo, kháng nghị; yêu cầu của người kháng cáo, đề nghị của người kháng nghị; ý kiến của Viện kiểm sát.
(26) Trong phần này, Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ đã được xem xét tại phiên tòa, kết quả tranh tụng tại phiên tòa để phân tích, đánh giá nhận định về kháng cáo, kháng nghị, các tình tiết của vụ án, việc giải quyết, xét xử của Tòa án cấp sơ thẩm, những căn cứ pháp luật, án lệ (nếu có) mà Tòa án viện dẫn, áp dụng để chấp nhận hoặc không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giải quyết các vấn đề khác có liên quan.
Trong phần này, các đoạn văn được đánh số thứ tự trong dấu [ ].
(27) Tùy từng trường hợp mà ghi rõ các căn cứ pháp luật để ra quyết định.
(28) Ghi các quyết định của Hội đồng xét xử phúc thẩm về từng vấn đề phải giải quyết trong vụ án do có kháng cáo, kháng nghị, về án phí sơ thẩm, phúc thẩm, chi phí tố tụng (nếu có), về áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Trường hợp xét xử lại vụ án mà bản án, quyết định đã bị hủy một phần hoặc toàn bộ theo quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm thì Tòa án phải giải quyết vấn đề tài sản, nghĩa vụ đã được thi hành (nếu có) theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật nhưng bị hủy và ghi rõ trong bản án. Ghi rõ bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật có hiệu lực kể từ ngày tuyên án.
(29) Phần cuối cùng của bản án, đối với bản án được thông qua tại phòng nghị án thì phải có đầy đủ chữ ký, họ tên của các thành viên Hội đồng xét xử (bản án này phải lưu vào hồ sơ vụ án); đối với bản án gửi cho các đương sự, cơ quan, tổ chức và Viện kiểm sát thì ghi như sau:
Nơi nhận: -.Ghi nơi nhận theo quy định tại Điều 244 của Luật TTHC; -.Lưu hồ sơ vụ án. TM. HỘI ĐỒNG XÉT XỬ PHÚC THẨM THẨM PHÁN - CHỦ TỌA PHIÊN TÒA (Ký tên, ghi rõ họ tên và đóng dấu)
Bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính gồm có mấy phần?
Bản án phúc thẩm được quy định tại Điều 242 Luật Tố tụng hành chính 2015 như sau:
Điều 242. Bản án phúc thẩm
1. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra bản án phúc thẩm nhân danh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
2. Bản án phúc thẩm gồm có:
a) Phần mở đầu;
b) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;
c) Phần quyết định.
[.....]
Theo đó, bản án phúc thẩm trong tố tụng hành chính gồm có 03 phần, bao gồm:
(1) Phần mở đầu;
(2) Phần nội dung vụ án, kháng cáo, kháng nghị và nhận định;
(3) Phần quyết định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?