Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 2 Quyết định 41/2012/QĐ-TTg quy định như sau:
Điều 2. Chế độ bồi dưỡng
1. Đối tượng quy định tại Điều 1 Quyết định này hưởng chế độ bồi dưỡng tính theo ngày thực tế tham gia phiên tòa, phiên họp giải quyết việc dân sự như sau:
a) Mức 90.000 đồng đối với Thẩm phán chủ tọa;
b) Mức 50.000 đồng đối với Thẩm phán, Kiểm sát viên;
c) Mức 35.000 đồng đối với Thư ký Tòa án, cán bộ, chiến sỹ công an, cảnh vệ bảo vệ phiên tòa, công an dẫn giải bị can, bị cáo và dẫn giải người làm chứng;
d) Mức 90.000 đồng đối với Hội thẩm, kể cả ngày làm việc nghiên cứu hồ sơ tại Tòa án các cấp;
đ) Mức 70.000 đồng đối với người giám định được Tòa án mời tham dự;
e) Mức 50.000 đồng đối với người làm chứng được Tòa án triệu tập;
g) Người phiên dịch tiếng dân tộc được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng tối đa bằng 200% mức lương tối thiểu chung, tính theo ngày lương do Nhà nước quy định;
h) Người phiên dịch tiếng nước ngoài được Tòa án mời dịch tại phiên tòa được hưởng mức bồi dưỡng theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về mức chi phí dịch thuật trong chế độ chi tiêu đón tiếp khách nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam và chi tiêu tổ chức hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam.
2. Người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên họp giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng 50% mức bồi dưỡng đối với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng tại phiên tòa quy định tại Khoản 1 Điều này. Hội thẩm, giám định viên, phiên dịch và người làm chứng được thanh toán chi phí đi lại theo quy định hiện hành.
Theo đó, chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự sẽ được hưởng chế độ bồi dưỡng là 35.000 đồng/ngày thực tế.
Chiến sỹ công an làm nhiệm vụ bảo vệ phiên tòa giải quyết việc dân sự được hưởng chế độ bồi dưỡng bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là bao lâu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 366 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 366. Chuẩn bị xét đơn yêu cầu
1. Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.
2. Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành công việc sau đây:
a) Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án;
b) Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ; triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều này mà chưa có kết quả giám định, định giá tài sản thì thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu được kéo dài nhưng không quá 01 tháng;
c) Quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại đơn yêu cầu, tài liệu, chứng cứ kèm theo nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu;
d) Quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
3. Tòa án phải gửi ngay quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự và hồ sơ việc dân sự cho Viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu. Viện kiểm sát phải nghiên cứu trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ; hết thời hạn này, Viện kiểm sát phải trả hồ sơ cho Tòa án để mở phiên họp giải quyết việc dân sự.
4. Tòa án phải mở phiên họp để giải quyết việc dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từ ngày ra quyết định mở phiên họp.
Như vậy, thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự là 01 tháng, kể từ ngày Tòa án thụ lý đơn yêu cầu, ngoại trừ trường hợp Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 có quy định khác.
Đơn yêu cầu giải quyết việc dân sự phải có các nội dung chính nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 362 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, đơn yêu cầu phải có các nội dung chính dưới đây:
- Ngày, tháng, năm làm đơn.
- Tên Tòa án có thẩm quyền giải quyết việc dân sự.
- Tên, địa chỉ; số điện thoại, fax, địa chỉ thư điện tử (nếu có) của người yêu cầu.
- Những vấn đề cụ thể yêu cầu Tòa án giải quyết và lý do, mục đích, căn cứ của việc yêu cầu Tòa án giải quyết việc dân sự đó.
- Tên, địa chỉ của những người có liên quan đến việc giải quyết việc dân sự đó (nếu có).
- Các thông tin khác mà người yêu cầu xét thấy cần thiết cho việc giải quyết yêu cầu của mình.
- Người yêu cầu là cá nhân phải ký tên hoặc điểm chỉ, nếu là cơ quan, tổ chức thì đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức đó phải ký tên và đóng dấu vào phần cuối đơn; trường hợp tổ chức yêu cầu là doanh nghiệp thì việc sử dụng con dấu được thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?