Tết khai hạ là gì, là ngày nào? Tết khai hạ có ý nghĩa là gì? Người lao động có được nghỉ hưởng lương Tết khai hạ không?
Tết khai hạ là gì, là ngày nào? Tết khai hạ có ý nghĩa là gì?
Tết Khai hạ còn được gọi là lễ hạ cây nêu, lễ tạ năm mới hay lễ hóa vàng, là một nghi lễ quan trọng trong văn hóa người Việt, đánh dấu sự kết thúc của các hoạt động vui chơi trong dịp Tết Nguyên Đán và khởi đầu cho năm mới với nhiều điều tốt đẹp. Nghi lễ này thường diễn ra bằng việc hạ cây nêu, biểu trưng cho việc tiễn gia tiên về trời sau những ngày Tết sum vầy bên con cháu. Qua đó, mọi người sẽ trở lại với công việc hàng ngày, đánh dấu một chu kỳ mới trong cuộc sống và kinh doanh. Tết Khai hạ không chỉ mang ý nghĩa tâm linh mà còn thể hiện sự tôn kính đối với tổ tiên và lòng tri ân với những điều may mắn trong năm vừa qua.
Tết Khai hạ thường diễn ra vào ngày mùng 7 tháng Giêng (mùng 7 Tết âm lịch), tuy nhiên, thời gian tổ chức Tết Khai hạ có thể linh hoạt tùy thuộc vào phong tục tập quán của từng vùng miền và gia đình mà diễn ra từ ngày mùng 3 - mùng 10 tháng Giêng âm lịch.
Tết Khai hạ không chỉ đánh dấu sự kết thúc của năm cũ và mở ra một năm mới đầy hy vọng và ước mơ, mà còn là dịp để tiễn đưa ông bà tổ tiên về trời sau những ngày sum họp bên con cháu. Qua nghi lễ hạ nêu, con cháu bày tỏ lòng biết ơn đối với tổ tiên và thần linh đã phù hộ độ trì cho gia đình trong suốt một năm qua.
Đồng thời, việc hạ nêu cũng mang ý nghĩa làm sạch không gian sống, loại bỏ những điều không may mắn của năm cũ để sẵn sàng đón nhận những điều tốt đẹp trong năm mới. Tết Khai hạ thực sự là một nghi lễ thiêng liêng, kết nối quá khứ và hiện tại, đồng thời mở ra những khởi đầu mới.
Tết khai hạ là gì, là ngày nào? Tết khai hạ có ý nghĩa là gì? Người lao động có được nghỉ hưởng lương Tết khai hạ không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ hưởng lương Tết khai hạ không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ tết như sau:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
2. Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.
3. Hằng năm, căn cứ vào điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định cụ thể ngày nghỉ quy định tại điểm b và điểm đ khoản 1 Điều này.
Theo đó, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong 05 ngày Tết Âm lịch.
Như vậy, tùy vào sự sắp xếp của người sử dụng lao động mà người lao động có thể nghỉ hưởng lương ngày nghỉ lễ Tết âm lịch vào ngày Tết khai hạ (Mùng 7 Tết âm lịch). Hoặc người lao động xin nghỉ phép hằng năm và được người sử dụng lao động đồng ý vào ngày này trong trường hợp rơi vào ngày đi làm.
Trường hợp người sử dụng lao động quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày Tết khai hạ thì người lao động sẽ không phải đi làm ngày này.
Doanh nghiệp bắt người lao động đi làm ngày nghỉ lễ Tết âm lịch có bị phạt không?
Theo Điều 18 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử lý vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Điều 18. Vi phạm quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Không bảo đảm cho người lao động nghỉ việc riêng hoặc nghỉ không hưởng lương theo quy định của pháp luật;
b) Không thông báo bằng văn bản cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi tổ chức làm thêm giờ và nơi đặt trụ sở chính về việc tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi vi phạm quy định của pháp luật về nghỉ hằng tuần hoặc nghỉ hằng năm hoặc nghỉ lễ, tết.
[...]
Theo đó, trường hợp doanh nghiệp bắt người lao động đi làm ngày Tết âm lịch sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đến 20.000.000 đồng tùy vào mức độ nghiêm trọng của vụ việc.
Lưu ý: Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm quy định này là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức gấp hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân (theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?