Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
- Có bao nhiêu nhiệm vụ và giải pháp phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp chuỗi khối?
- Lĩnh vực công nghệ nào cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao?
Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Ngày 22/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024 về Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 3 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024, mục tiêu phát triển Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025 gồm các nội dung dưới đây:
- Thiết lập nền tảng phát triển công nghệ chuỗi khối
+ Hình thành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam bảo đảm tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân phục vụ các hoạt động phát triển, triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng chuỗi khối; hỗ trợ khả năng tương tác, tích hợp và chia sẻ giữa các chuỗi khối; hỗ trợ công tác quản lý nhà nước về hoạt động ứng dụng và phát triển chuỗi khối.
+ Thúc đẩy nghiên cứu, phát triển ứng dụng công nghệ chuỗi khối tại 03 trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia.
+ Xây dựng và nâng cấp được 10 cơ sở nghiên cứu và đào tạo nhằm xây dựng chiến lược phát triển nguồn nhân lực cho công nghệ chuỗi khối; công nghệ chuỗi khối được đưa vào khung chương trình đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, các cơ sở nghiên cứu.
- Thúc đẩy, tăng cường ứng dụng công nghệ chuỗi khối
+ Lựa chọn, hình thành tối thiểu 01 trung tâm/đặc khu/địa bàn thử nghiệm về chuỗi khối để hình thành mạng lưới quốc gia về chuỗi khối; ưu tiên triển khai tại các đơn vị đã có kinh nghiệm triển khai về mạng lưới chuỗi khối của địa phương;
+ Hình thành hệ sinh thái “Blockchain+” thông qua hoạt động ứng dụng công nghệ chuỗi khối trong các ngành, lĩnh vực như tài chính - ngân hàng, giao thông - vận tải, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistic, bưu chính - chuyển phát, sản xuất công nghiệp, năng lượng, du lịch, nông nghiệp, cung cấp dịch vụ công và các lĩnh vực khác.
Ban hành Chiến lược quốc gia về ứng dụng và phát triển công nghệ chuỗi khối (blockchain) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)
Có bao nhiêu nhiệm vụ và giải pháp phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp chuỗi khối?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 4 Quyết định 1236/QĐ-TTg năm 2024, có 02 nhiệm vụ và giải pháp phát triển hạ tầng, hình thành hệ sinh thái công nghiệp chuỗi khối đó là:
[1] Phát triển Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam phục vụ đa mục tiêu:
- Xây dựng, phát triển Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về an ninh, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân đáp ứng đa mục tiêu, thúc đẩy ứng dụng và phát triển chuỗi khối tại Việt Nam.
- Xây dựng cơ chế quản lý, sử dụng và phát triển nền tảng quản trị, vận hành Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam.
- Phát triển các nền tảng chuỗi khối Make in Việt Nam. Xây dựng các cơ chế vận hành, khai thác và tương tác, liên thông giữa các loại hình mạng chuỗi khối hoạt động trên Hạ tầng chuỗi khối Việt Nam.
[2] Hình thành hệ sinh thái phát triển công nghiệp chuỗi khối:
- Phát triển công nghiệp chuỗi khối gắn với chính sách phát triển công nghiệp công nghệ số, chuyển đổi số tạo động lực đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Đẩy nhanh quá trình tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối và các công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng lần thứ tư như: trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn, Internet vạn vật,... đồng thời, thúc đẩy phát triển và ứng dụng các sản phẩm, dịch vụ tích hợp ứng dụng công nghệ chuỗi khối.
Lĩnh vực công nghệ nào cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Luật Công nghệ cao 2008 quy định như sau:
Điều 5. Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển
1. Tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao trong các lĩnh vực công nghệ sau đây:
a) Công nghệ thông tin;
b) Công nghệ sinh học;
c) Công nghệ vật liệu mới;
d) Công nghệ tự động hóa.
2. Căn cứ vào nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, Chính phủ điều chỉnh, bổ sung lĩnh vực công nghệ cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển trong các lĩnh vực công nghệ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này phải phù hợp với yêu cầu, xu thế phát triển khoa học và công nghệ tiên tiến, hiện đại của thế giới, phát huy lợi thế của đất nước, có tính khả thi và đáp ứng một trong các điều kiện sau đây:
[...]
Như vậy, các lĩnh vực công nghệ nào cần tập trung đầu tư phát triển công nghệ cao gồm:
- Công nghệ thông tin.
- Công nghệ sinh học.
- Công nghệ vật liệu mới.
- Công nghệ tự động hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?