Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông?
Tên các cơn bão ở Việt Nam? Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông?
Tại Công điện số 7966/CĐ-BNN-ĐĐ ngày 22/10/2024 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại đây có nêu rõ việc ứng phó với bão TRAMI (bão số 6) như sau:
Theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo Khí tượng thuỷ văn Quốc gia, áp thấp nhiệt đới trên vùng biển phía Đông Philippin đã mạnh lên thành bão (TRAMI); đến chiều ngày 24/10 bão đi bão biển Đông với cường độ cấp 10, giật cấp 12; đến 13h00 ngày 25/10, bão mạnh lên cấp 11, giật cấp 14, vùng nguy hiểm từ Vĩ tuyến 15,0-20,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông (chi tiết theo bản tin dự báo của Trung tâm Dự báo KTTV Quốc gia).
Để chủ động ứng phó với diễn biến của bão, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các Bộ, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển từ Quảng Ninh đến Bình Thuận:
Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão số 6; quản lý chặt chẽ các phương tiện ra khơi; tổ chức kiểm đếm, thông báo cho chủ các phương tiện, thuyền trưởng các tàu, thuyền đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển và diễn biến của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra hoặc không di chuyển vào khu vực nguy hiểm.
Vùng nguy hiểm trong 72 giờ tới: Từ Vĩ tuyến 15,0-20,0 độ Vĩ Bắc, phía Đông Kinh tuyến 115,0 độ Kinh Đông (vùng nguy hiểm được điều chỉnh trong các bản tin dự báo).
Sẵn sàng lực lượng, phương tiện để cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.
Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, Thông tấn xã Việt Nam, hệ thống Đài thông tin duyên hải và các cơ quan thông tin đại chúng từ Trung ương đến địa phương tăng cường các biện pháp thông tin về diễn biến của bão đến các cấp chính quyền, chủ các phương tiện hoạt động trên biển và người dân biết để chủ động phòng tránh, ứng phó.
Tên bão Trami (bão số 6) là một trong những cái tên do Việt Nam đề xuất và được Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) chấp thuận để đặt cho các cơn bão trên khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương. Việc đặt tên cho bão giúp cho việc theo dõi và báo cáo về bão trở nên dễ dàng hơn, đồng thời cũng giúp nâng cao nhận thức của cộng đồng về các hiện tượng thời tiết cực đoan này.
Việt Nam đã đề xuất một danh sách các tên gọi cho bão, trong đó có tên "Trà Mi". Đây là tên của một loài hoa đẹp, mang ý nghĩa thanh lịch và tinh tế.
Việt Nam đã đăng ký 10 tên bão bao gồm: Sontinh (Sơn Tinh), Comay (Cỏ May), Bavi (Ba Vì), Conson (Côn Sơn), Sonca (Sơn Ca), Halong (Hạ Long), Vamco (Vàm Cỏ), Songda (Sông Đà), Saola (Sao La), và Trami (Trà Mi).
Trên đây là câu trả lời cho "Tên các cơn bão ở Việt Nam? Bão số 6 bão trami do ai đặt tên?"
Bão số 6 bão TRAMI do ai đặt tên? Công điện ứng phó với bão TRAMI gần biển Đông? (Hình từ Internet)
Các cấp độ rủi ro thiên tai do áp thấp nhiệt đới, bão?
Tại Điều 42 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định về trường hợp bão đạt rủi ro thiên tai cấp độ 5
(1) Rủi ro thiên tai cấp độ 3 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo áp thấp nhiệt đới, bão cấp 8, cấp 9 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa); vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
(2) Rủi ro thiên tai cấp độ 4 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo bão mạnh cấp 10, cấp 11 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên vùng biển ven bờ, đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên;
- Dự báo bão rất mạnh từ cấp 14, cấp 15 hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ;
- Dự báo bão từ cấp 14 trở lên hoạt động trên Biển Đông (bao gồm cả khu vực quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa).
(3) Rủi ro thiên tai cấp độ 5 gồm các trường hợp sau:
- Dự báo bão rất mạnh cấp 12, cấp 13 hoạt động trên đất liền khu vực Nam Bộ;
- Dự báo bão rất mạnh cấp 14, cấp 15 hoạt động trên đất liền các khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ;
- Dự báo siêu bão từ cấp 16 trở lên hoạt động trên vùng biển ven bờ; đất liền khu vực Tây Bắc, Việt Bắc, Đông Bắc Bộ, đồng bằng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ, Trung Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Cấp độ rủi ro thiên tai là gì?
Tại khoản 31 Điều 5 Quyết định 18/2021/QĐ-TTg có quy định cấp độ rủi ro thiên tai như sau:
Cấp độ rủi ro thiên tai là sự phân định mức độ thiệt hại do thiên tai có thể gây ra về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch nghỉ Tết 2025 là bao nhiêu ngày? Lịch nghỉ Tết 2025 nghỉ vào thứ mấy?
- Lịch âm 2025 - lịch vạn niên 2025: Xem đầy đủ, chi tiết nhất cả năm 2025?
- Mẫu Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với hợp tác xã theo Thông tư 71 2024 TT BTC?
- Tổ chức đề nghị cấp phép lắp đặt cáp viễn thông trên biển cần phải gửi bao nhiêu bộ hồ sơ tới cơ quan viễn thông?
- Cách lập Sổ chi tiết vật liệu dụng cụ sản phẩm hàng hóa Mẫu S06 HTX theo Thông tư 71 2024 TT BTC?