Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã?

Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã? Tỉnh Tiền Giang được phân thành mấy vùng phát triển kinh tế?

Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Nghị quyết 64/2013/NQ-HĐND tỉnh Tiền Giang quy định như sau:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu như sau:
1. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch
- Phạm vi lập quy hoạch là toàn bộ địa giới hành chính tỉnh Tiền Giang, tổng diện tích tự nhiên là 2.508,6 km2, bao gồm: thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công và 8 huyện (Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông). Quy mô dân số năm 2012 là 1.692.457người. Ranh giới được xác định như sau:
+ Phía Bắc: Giáp tỉnh Long An và thành phố Hồ Chí Minh.
+ Phía Đông: Giáp biển Đông.
+ Phía Tây: Giáp tỉnh Đồng Tháp.
+ Phía Nam - Tây Nam: Giáp tỉnh Bến Tre và Vĩnh Long.
- Phạm vi nghiên cứu mở rộng bao gồm vùng thành phố Hồ Chí Minh, vùng đồng bằng sông Cửu Long.
[...]

Căn cứ theo điểm a khoản 3 Điều 1 Nghị quyết 130/NQ-CP năm 2013 quy định như sau:

Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
[...]
3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Cai Lậy để thành lập thị xã Cai Lậy và huyện Cai Lậy còn lại; thành lập các phường thuộc thị xã Cai Lậy
a) Thị xã Cai Lậy có 14.018,95 ha diện tích tự nhiên và 123.775 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm: Phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường Nhị Mỹ và các xã Tân Bình, Mỹ Phước Tây, Mỹ Hạnh Đông, Mỹ Hạnh Trung, Tân Phú, Tân Hội, Nhị Quý, Thanh Hòa, Phú Quý, Long Khánh. Trong đó, xã Tân Bình còn lại 900,93 ha diện tích tự nhiên và 5,669 nhân khẩu.
b) Huyện Cai Lậy còn lại 29.599,37 ha diện tích tự nhiên và 186.583 nhân khẩu; có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm các xã Thạnh Lộc, Mỹ Thành Bắc, Phú Cường, Mỹ Thành Nam, Phú Nhuận, Bình Phú, Cẩm Sơn, Phú An, Mỹ Long, Long Tiên, Hiệp Đức, Long Trung, Hội Xuân, Tân Phong, Tam Bình và Ngũ Hiệp.
c) Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm thành phố Mỹ Tho, thị xã Gò Công, thị xã Cai Lậy và các huyện: Cái Bè, Gò Công Đông, Gò Công Tây, Chợ Gạo, Châu Thành, Tân Phước, Cai Lậy và Tân Phú Đông.

Căn cứ theo điểm b khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 1013/NQ-UBTVQH15 năm 2024 quy định như sau:

Điều 1. Sắp xếp, thành lập các phường thuộc thị xã Gò Công và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang
[...]
3. Thành lập thành phố Gò Công trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên là 101,69 km2 và quy mô dân số là 151.937 người của thị xã Gò Công thuộc tỉnh Tiền Giang.
Thành phố Gò Công giáp huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và tỉnh Long An.
4. Sau khi sắp xếp, thành lập các phường và thành lập thành phố Gò Công, tỉnh Tiền Giang:
a) Thành phố Gò Công có 10 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 7 phường: Phường 1, Phường 2, Phường 5, Long Chánh, Long Hòa, Long Hưng, Long Thuận và 03 xã: Bình Đông, Bình Xuân, Tân Trung;
b) Tỉnh Tiền Giang có 11 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 08 huyện, 01 thị xã và 02 thành phố; 170 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 138 xã, 24 phường và 08 thị trấn.

Theo đó, tính đến tháng 10/2024, tỉnh Tiền Giang có 02 thành phố (thành phố Mỹ Tho, thành phố Gò Công), 8 huyện (gồm các huyện Cái Bè, Cai Lậy, Tân Phước, Châu Thành, Chợ Gạo, Gò Công Tây, Gò Công Đông, Tân Phú Đông) và 01 thị xã (thị xã Cai Lậy).

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22102024/tinh-tien-giang.jpg

Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã? (Hình từ Internet)

Định hướng đến năm 2030 tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu đô thị loại 4?

Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 64/2013/NQ-HĐND tỉnh Tiền Giang quy định như sau:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với những nội dung chủ yếu như sau:
[...]
5. Định hướng phát triển không gian vùng
[...]
c) Phân bố các vùng chức năng
[...]
- Phân vùng hệ thống đô thị và điểm dân cư nông thôn
+ Dự báo phát triển đô thị
* Năm 2015: có 15 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại II (thành phố Mỹ Tho), 1 đô thị loại III (thị xã Gò Công), 2 đô thị loại IV (thị xã Cai Lậy, thị trấn Cái Bè) và 11 đô thị loại V trên cơ sở nâng cấp mở rộng 6 đô thị hiện có (Tân Hiệp, Chợ Gạo, Mỹ Phước, Vĩnh Bình, Tân Hòa, Vàm Láng), xây dựng mới 5 đô thị (Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, An Hữu, Thiên Hộ).
* Năm 2020: có 16 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 2 đô thị loại III (thị xã Gò Công và thị xã Cai Lậy), 3 đô thị loại IV (Tân Hiệp, Cái Bè, Vàm Láng) và 10 đô thị loại V (Bình Phú, Vĩnh Kim, Long Định, Chợ Gạo, Bến Tranh, Mỹ Phước, An Hữu, Thiên Hộ, Vĩnh Bình, Tân Hòa).
* Năm 2030: có 24 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại I (thành phố Mỹ Tho), 1 đô thị loại II (thị xã Gò Công), 1 đô thị loại III (thị xã Cai Lậy), 5 đô thị loại IV (Tân Hiệp, Chợ Gạo, Cái Bè, An Hữu, Vàm Láng) và 16 đô thị loại V (Bình Phú, Long Trung, Mỹ Thành Nam, Vĩnh Kim, Long Định, Bến Tranh, Mỹ Phước, Phú Mỹ, Thiên Hộ, Hòa Khánh, Vĩnh Bình, Đồng Sơn, Long Bình, Tân Tây, Tân Hòa, Tân Phú Đông).
[...]

Như vậy, Quy hoạch xây dựng vùng tỉnh Tiền Giang đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định đến năm 2030 tỉnh Tiền Giang sẽ có 05 đô thị loại 4 gồm: Tân Hiệp, Chợ Gạo, Cái Bè, An Hữu, Vàm Láng.

Tỉnh Tiền Giang được phân thành mấy vùng phát triển kinh tế?

Căn cứ theo điểm c khoản 5 Điều 1 Nghị quyết 64/2013/NQ-HĐND tỉnh Tiền Giang được phân thành 3 vùng phát triển kinh tế như sau:

- Vùng kinh tế - đô thị trung tâm: Bao gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Chợ Gạo và huyện Châu Thành. Trong đó thành phố Mỹ Tho vừa là đô thị trung tâm vùng tỉnh Tiền Giang, vừa là đô thị vệ tinh cực phát triển phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh, cực phát triển phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Thế mạnh của vùng: Phát triển đô thị, giáo dục đào tạo, y tế cấp tiểu vùng phía Tây Nam vùng thành phố Hồ Chí Minh, phía Bắc của vùng đồng bằng sông Cửu Long và vùng tỉnh; phát triển công nghiệp chế biến nông thủy sản, thương mại - dịch vụ, du lịch sinh thái cù lao trên sông Tiền, du lịch văn hóa, lịch sử cấp quốc gia; phát triển nông nghiệp công nghệ cao trồng hoa cây cảnh, rau an toàn.

- Vùng kinh tế - đô thị phía Đông: gồm thị xã Gò Công, huyện Gò Công Đông, huyện Gò Công Tây và huyện Tân Phú Đông; là vùng phát triển năng động thứ 2 của tỉnh Tiền Giang, trong đó thị xã Gò Công là đô thị hạt nhân.

Thế mạnh của vùng: Phát triển công nghiệp cơ khí, dịch vụ cảng, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, du lịch sinh thái biển, bảo tồn rừng ngập mặn. Sau năm 2020, sẽ hình thành khu kinh tế biển.

- Vùng kinh tế - đô thị phía Tây: gồm thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy, huyện Cái Bè và huyện Tân Phước, trong đó thị xã Cai Lậy là đô thị hạt nhân.

Thế mạnh của vùng: Phát triển công nghiệp chế biến nông sản (lúa gạo, trái cây); nông nghiệp công nghệ cao; phát triển thương mại dịch vụ chợ đầu mối nông sản; du lịch sinh thái cảnh quan vườn cây ăn trái và vùng Đồng Tháp Mười.

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Đơn vị hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Căn cứ khảo sát, đánh giá hiện trạng địa giới đơn vị hành chính ở thực địa là gì theo Thông tư 11?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Tiền Giang có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã?
Hỏi đáp Pháp luật
Các phường thuộc diện sắp xếp sáp nhập của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Điện Biên có bao nhiêu huyện, thị xã, thành phố? Tỉnh Điện Biên giáp với những tỉnh nào?
Hỏi đáp Pháp luật
TP Hải Phòng có bao nhiêu quận huyện? TP Hải Phòng là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Đơn vị hành chính cấp xã của TP Hồ Chí Minh giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh sách 56 đơn vị hành chính cấp xã mới của Hà Nội giai đoạn 2023 - 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Đồng Nai có bao nhiêu thành phố, huyện, xã, phường, thị trấn?
Hỏi đáp Pháp luật
Toàn bộ 12 Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được UBTV Quốc hội thông qua 14/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỉnh Bình Thuận có bao nhiêu thành phố, huyện, thị xã?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Đơn vị hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
1,832 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào