Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)?

Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 bản tiếng Việt và tiếng anh?

Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)?

Công ước về Luật biển năm 1982 (hay còn gọi là Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982) được ký kết ngày 10 tháng 12 năm 1982.

Hiện nay, Việt Nam là một trong những Quốc gia thành viên của Công ước về Luật biển năm 1982.

Cùng xem chi tiết và tải về Công ước về Luật biển năm 1982 tại đây:

Tải về bản tiếng Việt: tại đây

Tải về bản tiếng Anh: tại đây

Luật Biển Việt Nam mới nhất 2024 và các văn bản hướng dẫn?

Hiện nay, Luật Biển Việt Nam mới nhất 2024 đang được áp dụng là Luật Biển Việt Nam 2012

Luật Biển Việt Nam 2012 gồm 55 Điều, được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

Luật Biển Việt Nam 2012 quy định về đường cơ sở, nội thủy, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa, các đảo, quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa và quần đảo khác thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia của Việt Nam; hoạt động trong vùng biển Việt Nam; phát triển kinh tế biển; quản lý và bảo vệ biển, đảo.

Dưới đây là các văn bản hướng dẫn Luật Biển Việt Nam

Nghị định 11/2021/NĐ-CP về giao khu vực biển nhất định cho tổ chức, cá nhân khai thác sử dụng tài nguyên biển

Nghị định 23/2017/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 162/2013/NĐ-CP Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trên các vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam

Nghị định 162/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trên vùng biển, đảo và thềm lục địa của Việt Nam.

Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)?

Tải về Công ước về Luật biển năm 1982 (tiếng Việt và tiếng anh)? (Hình từ Internet)

Việc hợp tác quốc tế về biển được quy định như thế nào?

Tại Điều 6 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về việc hợp tác quốc tế về biển như sau:

- Nhà nước đẩy mạnh hợp tác quốc tế về biển với các nước, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở pháp luật quốc tế, tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, các bên cùng có lợi.

- Nội dung hợp tác quốc tế về biển bao gồm:

+ Điều tra, nghiên cứu biển, đại dương; ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ;

+ Ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng chống và cảnh báo thiên tai;

+ Bảo vệ đa dạng sinh học biển, hệ sinh thái biển;

+ Phòng chống ô nhiễm môi trường biển, xử lý chất thải từ hoạt động kinh tế biển, ứng phó sự cố tràn dầu;

+ Tìm kiếm, cứu nạn trên biển;

+ Phòng, chống tội phạm trên biển;

+ Khai thác bền vững tài nguyên biển, phát triển du lịch biển.

Chính sách quản lý và bảo vệ biển hiện nay của Việt Nam được quy định như thế nào?

Tại Điều 5 Luật Biển Việt Nam 2012 có quy định về chính sách quản lý và bảo vệ biển hiện nay của Việt Nam như sau:

- Phát huy sức mạnh toàn dân tộc và thực hiện các biện pháp cần thiết bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia trên các vùng biển, đảo và quần đảo, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển kinh tế biển.

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch quản lý, sử dụng, khai thác, bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo một cách bền vững phục vụ mục tiêu xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh.

- Khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư lao động, vật tư, tiền vốn và áp dụng thành tựu khoa học kỹ thuật, công nghệ vào việc sử dụng, khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ tài nguyên và môi trường biển, phát triển bền vững các vùng biển phù hợp với điều kiện của từng vùng biển và bảo đảm yêu cầu quốc phòng, an ninh; tăng cường thông tin, phổ biến về tiềm năng, chính sách, pháp luật về biển.

- Khuyến khích và bảo vệ hoạt động thủy sản của ngư dân trên các vùng biển, bảo hộ hoạt động của tổ chức, công dân Việt Nam ngoài các vùng biển Việt Nam phù hợp với điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, pháp luật quốc tế, pháp luật của quốc gia ven biển có liên quan.

- Đầu tư bảo đảm hoạt động của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát trên biển, nâng cấp cơ sở hậu cần phục vụ cho các hoạt động trên biển, đảo và quần đảo, phát triển nguồn nhân lực biển.

- Thực hiện các chính sách ưu tiên đối với nhân dân sinh sống trên các đảo và quần đảo; chế độ ưu đãi đối với các lực lượng tham gia quản lý và bảo vệ các vùng biển, đảo và quần đảo.

Văn bản quy phạm pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Văn bản quy phạm pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 20/2024/TT-BTNMT bãi bỏ văn bản pháp luật lĩnh vực đất đai?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 78/2024/TT-BTC bãi bỏ một số Thông tư trong lĩnh vực tài chính ngân hàng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp văn bản hướng dẫn Luật Giáo dục đại học mới nhất?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Luật Tố tụng hành chính của Việt Nam qua các thời kỳ?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các Luật có hiệu lực áp dụng từ ngày 01/01/2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Luật Giao thông đường bộ 2008 còn hiệu lực không? Áp dụng đến khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quốc hiệu và Tiêu ngữ trong văn bản quy phạm pháp luật của Quốc hội là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Thông tư 79/2024/TT-BTC bãi bỏ các Thông tư liên tịch của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Nghị quyết 98 về cơ chế đặc thù tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổng hợp Luật Thanh tra của Việt Nam qua các thời kỳ?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Văn bản quy phạm pháp luật
Huỳnh Minh Hân
180 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào