Theo Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 là gì?

Theo Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 là gì?

Theo Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 là gì?

Ngày 20/05/2022, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang ban hành Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025.

Theo đó, căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 1 Phần thứ hai Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 đã nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 đó là:

- Thực hiện mục tiêu giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, hạn chế tái nghèo và phát sinh nghèo;

- Hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo vượt lên mức sống tối thiểu, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản theo chuẩn nghèo đa chiều quốc gia, nâng cao chất lượng cuộc sống;

- Hỗ trợ các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.

Xem chi tiết nội dung Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/22102024/ct-giam-ngheo-ben-vung.jpg

Theo Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 là gì? (Hình từ Internet)

Đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 gồm những ai?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

II. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG VÀ THỜI GIAN THỰC HIỆN CỦA CHƯƠNG TRÌNH
1. Phạm vi của Chương trình
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 thực hiện trên phạm vi cả nước, trọng tâm là các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
2. Đối tượng của Chương trình
a) Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước. Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
b) Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các tỉnh có huyện nghèo.
c) Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.
d) Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo.
đ) Các tổ chức, cá nhân liên quan.
3. Thời gian thực hiện Chương trình: đến hết năm 2025.

Như vậy, đối tượng của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 gồm có:

- Hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo (trong vòng 36 tháng, kể từ thời điểm hộ được cấp có thẩm quyền công nhận thoát nghèo) trên phạm vi cả nước.

Ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo dân tộc thiểu số, hộ nghèo có thành viên là người có công với cách mạng; trẻ em, người khuyết tật, phụ nữ thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

- Người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo; người dân sinh sống trên địa bàn các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo; các tỉnh có huyện nghèo.

- Các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo.

- Cơ sở giáo dục nghề nghiệp, tổ chức dịch vụ việc làm, doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn các tỉnh có huyện nghèo.

- Các tổ chức, cá nhân liên quan.

Mục tiêu đến năm 2025 có bao nhiêu người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 3 Mục 1 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

I. MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG TRÌNH
[...]
3. Các kết quả và chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2025
[...]
b) Các chỉ tiêu giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản
Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 cùng với hệ thống chính sách giảm nghèo và an sinh xã hội góp phần giải quyết mức độ thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản như sau:
- Chiều thiếu hụt về việc làm:
+ 100% người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo có nhu cầu được hỗ trợ kết nối, tư vấn, định hướng nghề nghiệp, cung cấp thông tin thị trường lao động, hỗ trợ tìm việc làm;
+ Tối thiểu 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công;
[...]

Như vậy, Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có tối thiểu 100.000 người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo, vùng nghèo, vùng khó khăn được hỗ trợ kết nối việc làm thành công.

Chương trình giảm nghèo bền vững
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chương trình giảm nghèo bền vững
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ thu hồi vốn đối với cây ngắn ngày (chu kỳ sản xuất dưới 1 năm) thuộc dự án trồng trọt (không bao gồm dự án mô hình giảm nghèo) của UBND tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi 'đại gia súc' trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %
Hỏi đáp Pháp luật
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 có bao nhiêu dự án và tiểu dự án?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, giai đoạn 2021-2025 (Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022), có phạm vi thực hiện ở đâu?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022, Dự án 7 'Nâng cao năng lực và giám sát, đánh giá Chương trình' có bao nhiêu tiểu dự án?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Kế hoạch 139/KH-UBND năm 2022 nêu mục tiêu tổng quát của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021- 2025 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 26-NQ/TU năm 2022 đề ra mục tiêu có bao nhiêu huyện, xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 26-NQ/TU năm 2022 xác định có bao nhiêu mục tiêu cụ thể thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025?
Hỏi đáp pháp luật
Căn nhà hỗ trợ cho hộ nghèo thuộc Chương trình giảm nghèo bền vững có tuổi thọ bao lâu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chương trình giảm nghèo bền vững
Nguyễn Thị Kim Linh
806 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chương trình giảm nghèo bền vững

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chương trình giảm nghèo bền vững

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào