CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì? CCO là người điều hành hoạt động kinh doanh có quyền và nghĩa vụ gì?
CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì?
CCO, viết tắt của Chief Customer Officer, có nghĩa tiếng Việt là Giám đốc thương mại hay Giám đốc kinh doanh, là một chức danh lớn và có vị trí vô cùng quan trọng trong công ty, chỉ đứng sau Giám đốc Điều hành (CEO). CCO đảm nhiệm vai trò then chốt trong việc điều hành và phát triển toàn bộ các hoạt động kinh doanh của công ty, nhằm tối đa hóa doanh thu và lợi nhuận.
* Trên đây là CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì?
CCO là gì? CCO là viết tắt của từ gì? CCO là người điều hành hoạt động kinh doanh có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
CCO là người điều hành hoạt động kinh doanh có quyền và nghĩa vụ như thế nào?
Căn cứ Điều 63 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định cụ thể như sau:
Điều 63. Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng thành viên về việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình.
2. Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
b) Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
c) Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
d) Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
đ) Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
e) Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
g) Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
h) Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
i) Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
k) Tuyển dụng lao động;
l) Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Theo đó, CCO là người điều hành hoạt động kinh doanh có quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Tổ chức thực hiện nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên;
- Quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty;
- Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh và phương án đầu tư của công ty;
- Ban hành quy chế quản lý nội bộ của công ty, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý trong công ty, trừ chức danh thuộc thẩm quyền của Hội đồng thành viên;
- Ký kết hợp đồng nhân danh công ty, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án cơ cấu tổ chức công ty;
- Trình báo cáo tài chính hằng năm lên Hội đồng thành viên;
- Kiến nghị phương án sử dụng và phân chia lợi nhuận hoặc xử lý lỗ trong kinh doanh;
- Tuyển dụng lao động;
- Quyền và nghĩa vụ khác được quy định tại Điều lệ công ty, nghị quyết, quyết định của Hội đồng thành viên, hợp đồng lao động.
Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc được quy định cụ thể ra sao?
Căn cứ Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc như sau:
Điều 64. Tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc, Tổng giám đốc
1. Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này.
2. Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
3. Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 của Luật này, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
Như vậy, tiêu chuẩn và điều kiện làm Giám đốc như sau:
- Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh của công ty và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.
- Đối với doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020 và công ty con của doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại khoản 1 Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc phải đáp ứng tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 64 Luật Doanh nghiệp 2020 và không được là người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty, Kiểm soát viên của công ty và của công ty mẹ; người đại diện phần vốn của doanh nghiệp, người đại diện phần vốn nhà nước tại công ty và công ty mẹ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tổng giám đốc công ty cổ phần có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Loại hình tác phẩm không được bảo hộ quyền tác giả gồm những loại hình nào?
- Năm 2025 giá trị bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn? Quy định về hóa đơn bán lẻ dưới 200k năm 2025?
- Danh mục hóa chất cấm mới nhất năm 2025?
- Bổ sung 04 dự án luật vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025?
- Năm 2025, công an xã được xử lý vi phạm giao thông trong trường hợp nào?