Tổng hợp Luật Nhà ở qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Tổng hợp Luật Nhà ở qua các thời kỳ tại Việt Nam?
Trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà ở tại Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và tính đến thời điểm hiện tại đã có 03 Luật Nhà ở được ban hành, bao gồm:
[1] Luật Nhà ở 2005
Luật Nhà ở 2005 là Luật Nhà ở đầu tiên của nước Việt Nam. Luật Nhà ở 2005 được ban hành ngày 29/11/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2006 đến hết ngày 30/06/2014, gồm 09 Chương và 153 Điều.
[2] Luật Nhà ở 2014
Luật Nhà ở 2014 được ban hành ngày 25/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2015 đến hết ngày 31/07/2024, gồm 13 Chương và 183 Điều, thay thế Luật Nhà ở 2005.
[3] Luật Nhà ở 2023
Luật Nhà ở 2023 được ban hành ngày 27/11/2023 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/08/2024 đến nay, gồm 13 Chương và 198 Điều, thay thế Luật Nhà ở 2014.
Tổng hợp Luật Nhà ở qua các thời kỳ tại Việt Nam? (Hình từ Internet)
Việc mua bán nhà ở có phải lập thành hợp đồng không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 165 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Điều 165. Giao dịch mua bán nhà ở
1. Việc mua bán nhà ở phải được lập thành hợp đồng có các nội dung quy định tại Điều 163 của Luật này. Các bên có thể thỏa thuận theo quy định tại khoản 2 Điều này về việc bên bán thực hiện bán nhà ở trong một thời hạn nhất định cho bên mua.
[...]
Như vậy, việc mua bán nhà ở bắt buộc phải lập thành hợp đồng bao gồm các nội dung dưới đây:
- Họ và tên của cá nhân, tên của tổ chức và địa chỉ của các bên.
- Mô tả đặc điểm của nhà ở giao dịch và đặc điểm của thửa đất ở gắn với nhà ở đó.
Đối với hợp đồng mua bán, hợp đồng thuê mua căn hộ chung cư thì các bên phải ghi rõ các thông tin về:
+ Phần sở hữu chung, sử dụng chung.
+ Thời hạn sử dụng nhà chung cư theo hồ sơ thiết kế; diện tích sử dụng thuộc quyền sở hữu riêng.
+ Diện tích sàn căn hộ.
+ Mục đích sử dụng của phần sở hữu chung, sử dụng chung trong nhà chung cư theo đúng mục đích thiết kế đã được phê duyệt.
+ Giá dịch vụ quản lý vận hành nhà chung cư trong trường hợp chưa tổ chức Hội nghị nhà chung cư lần đầu.
+ Trách nhiệm đóng, mức đóng kinh phí bảo trì và thông tin tài khoản nộp kinh phí bảo trì.
- Giá trị góp vốn, giá giao dịch nhà ở nếu hợp đồng có thỏa thuận về giá; trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở mà Nhà nước có quy định về giá thì các bên phải thực hiện theo quy định đó.
- Thời hạn và phương thức thanh toán tiền nếu là trường hợp mua bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở.
- Thời gian giao nhận nhà ở; thời gian bảo hành nhà ở nếu là mua, thuê mua nhà ở được đầu tư xây dựng mới; thời hạn cho thuê mua, cho thuê, thế chấp, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở; thời hạn góp vốn; thời hạn sở hữu đối với trường hợp mua bán nhà ở có thời hạn.
- Quyền và nghĩa vụ của các bên.
Trường hợp thuê mua nhà ở thì phải ghi rõ quyền và nghĩa vụ của các bên về việc sửa chữa hư hỏng của nhà ở trong quá trình thuê mua.
- Cam kết của các bên.
- Thỏa thuận khác.
- Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
- Ngày, tháng, năm ký kết hợp đồng.
- Chữ ký và ghi rõ họ, tên của các bên, nếu là tổ chức thì phải đóng dấu (nếu có) và ghi rõ chức vụ của người ký.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở phải báo trước bao nhiêu ngày?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 172 Luật Nhà ở 2023 quy định như sau:
Điều 172. Đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở
[...]
3. Bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Bên cho thuê nhà ở không sửa chữa nhà ở khi có hư hỏng nặng;
b) Bên cho thuê nhà ở tăng giá thuê nhà ở bất hợp lý hoặc tăng giá thuê mà không thông báo cho bên thuê nhà ở biết trước theo thỏa thuận trong hợp đồng;
c) Khi quyền sử dụng nhà ở bị hạn chế do lợi ích của người thứ ba.
4. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng thuê nhà ở phải thông báo bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận trong hợp đồng cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; trường hợp vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bên cho thuê nhà ở hoặc bên thuê nhà ở có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà ở nhưng phải báo trước cho bên kia biết trước ít nhất 30 ngày bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác theo thỏa thuận trong hợp đồng, ngoại trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác; trường hợp vi phạm quy định tại khoản này mà gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mùng 4/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Mùng 4 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Tốc độ tối đa đối với xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ từ 1/1/2025?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của cán bộ công chức viên chức: Chốt nghỉ 09 ngày liên tiếp?
- Ở đại hội đảng viên, đảng viên đề cử đảng viên chính thức bằng hình thức nào?
- Lịch nghỉ Tết nguyên đán 2025 dài hơn 02 ngày so với năm 2024?