Trình tự, thủ tục bầu Bí thư cấp ủy được thực hiện theo các bước như thế nào theo Quyết định 190?
Trình tự, thủ tục bầu Bí thư cấp ủy được thực hiện theo các bước như thế nào theo Quyết định 190?
Căn cứ theo Điều 21 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về trình tự, thủ tục bầu Bí thư cấp ủy được thực hiện theo các bước cụ thể như sau:
Những đồng chí ứng cử hoặc được đề cử vào danh sách để bầu giữ chức vụ bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử uỷ viên ban thường vụ; nơi không có ban thường vụ thì những đồng chí ứng cử, được đề cử giữ chức vụ bí thư, phó bí thư phải là những đồng chí đã trúng cử cấp uỷ viên.
Bước 1: Đoàn chủ tịch hội nghị báo cáo về yêu cầu bầu bí thư.
Bước 2: Đoàn chủ tịch báo cáo với hội nghị những đồng chí được cấp uỷ khoá trước và cấp uỷ cấp trên trực tiếp giới thiệu để được bầu giữ chức bí thư; báo cáo kết quả phiếu giới thiệu của đại hội đối với chức danh bí thư (nếu có).
Bước 3: Tiến hành ứng cử, đề cử.
Bước 4: Đoàn chủ tịch báo cáo tổng hợp danh sách ứng cử, đề cử; đề xuất những trường hợp được rút và không được rút khỏi danh sách bầu cử, báo cáo hội nghị xem xét, quyết định.
Lấy phiếu xin ý kiến của hội nghị đối với những người tự ứng cử, được đề cử tại hội nghị (nếu cần).
Bước 5: Lập danh sách bầu cử; hội nghị biểu quyết danh sách bầu cử bí thư.
Bước 6: Bầu cử (bầu bí thư trước, bầu phó bí thư sau).
Bước 7: Kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử.
- Sau khi được bầu, bí thư điều hành ngay công việc của cấp uỷ khoá mới, được ký văn bản với chức danh bí thư; bí thư khoá trước bàn giao công việc cho bí thư mới trong vòng 15 ngày làm việc kể từ khi có bí thư mới.
Trình tự, thủ tục bầu Bí thư cấp ủy được thực hiện theo các bước như thế nào theo Quyết định 190? (Hình từ Internet)
Kết quả bầu cử bầu Bí thư cấp ủy được tính như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về tính kết quả bầu cử bầu Bí thư cấp ủy như sau:
- Kết quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ; phiếu hợp lệ là phiếu được quy định tại Điều 15 của Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024.
Trường hợp phiếu bầu nhiều người mà không có số dư, người bầu cử đánh dấu X vào cả ô đồng ý và ô không đồng ý hoặc không đánh dấu X vào cả hai ô đồng ý, không đồng ý tương ứng với họ và tên người nào thì không tính vào kết quả bầu cử của người đó (phiếu đó vẫn được tính là phiếu hợp lệ).
- Đối với đại hội đảng viên: Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đảng viên chính thức của đảng bộ, chi bộ được triệu tập trừ số đảng viên đã được giới thiệu sinh hoạt tạm thời ở đảng bộ khác, đảng viên đã được miễn công tác và sinh hoạt đảng không có mặt ở đại hội (nếu đảng viên đó có mặt ở đại hội, hội nghị đảng viên, tham gia bầu cử, biểu quyết thì vẫn tính), số đảng viên bị đình chỉ sinh hoạt đảng, bị khởi tố, truy tố, tạm giam, đảng viên chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội có lý do chính đáng được cấp uỷ triệu tập đại hội đồng ý.
- Đối với đại hội đại biểu: Người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số đại biểu chính thức được triệu tập trừ số cấp uỷ viên cấp triệu tập đại hội vắng mặt suốt thời gian đại hội, đại biểu chính thức vắng mặt suốt thời gian đại hội không có đại biểu dự khuyết thay thế.
- Ở hội nghị cấp uỷ để bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư, uỷ ban kiểm tra, chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra, người trúng cử phải đạt số phiếu bầu quá một nửa so với tổng số cấp uỷ viên trừ số thành viên đã chuyển sinh hoạt đảng tạm thời không có mặt tại hội nghị, số thành viên đang bị đình chỉ sinh hoạt, bị khởi tố, truy tố, tạm giam.
- Trường hợp số người đạt số phiếu bầu quá một nửa nhiều hơn số lượng cần bầu thì những người trúng cử là những người có số phiếu cao hơn lấy từ trên xuống cho đến khi đủ số lượng cần bầu.
- Nếu cuối danh sách trúng cử có nhiều người bằng phiếu nhau và nhiều hơn số lượng cần bầu, thì chủ tịch hoặc đoàn chủ tịch đại hội (hội nghị) lập danh sách những người ngang phiếu nhau đó để đại hội (hội nghị) bầu lại và lấy người có số phiếu cao hơn, không cần phải quá một nửa. Trường hợp bầu lại mà số phiếu vẫn bằng nhau, có bầu tiếp hay không do đại hội (hội nghị) quyết định.
Sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết bầu cử trong Đảng được thực hiện trong trường hợp nào?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm theo Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về hình thức bầu cử như sau:
Điều 3. Hình thức bầu cử
[...]
2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Như vậy, sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết (bểu quyết giơ tay) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?