Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng?
Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng?
Ngày 17/10/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 3072/QÐ-BVHTTDL năm 2024 về Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng.
Cụ thể theo Mục 2 Kế hoạch tổ chức tuyên truyền về thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng ban hành kèm theo Quyết định 3072/QÐ-BVHTTDL năm 2024, việc triển khai xây dựng Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng bao gồm các nội dung dưới đây:
[1] Nội dung tuyên truyền
- Tuyên truyền, phổ biến chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới trong gia đình.
- Các hoạt động của công tác gia đình có nội dung liên quan đến việc thực hiện bình đẳng giới trong gia đình
- Việc thực hiện công tác bình đẳng giới trong gia đình trên cả nước.
- Các kiến thức, kỹ năng để thực hiện bình đẳng giới trong gia đình cho các thành viên gia đình.
- Những kinh nghiệm hay; nêu gương những tập thể, cá nhân đã có nhiều đóng góp vào việc thực hiện tốt bình đẳng giới trong gia đình.
[2] Hình thức, số lượng, thời gian tuyên truyền
- Tuyên truyền trên Kênh VTV1 Đài truyền hình Việt Nam và báo điện tử Pháp luật Chính sách.vn.
- Hình thức tuyên truyền trên truyền hình
+ Dự kiến xây dựng và sản xuất 01 số trong chương trình Khuyến học - Hành trình tri thức.
+Thể loại: Phóng sự thực tế kết hợp tọa đàm
+Thời lượng dự kiến: 10 phút (± 2 phút)
+ Số lần phát: 01 lần
+ Khung giờ phát sóng: 15 giờ 45 phút, chủ nhật trên kênh VTV - Đài truyền hình Việt Nam.
- Hình thức tuyên truyền trên báo điện tử
+ Dự kiến số lượng tuyên truyền trên báo điện tử: 10 tin sâu; 15 bài phản ánh; 40 ảnh minh họa.
+ Báo đăng tải: Bảo Pháp luật chính sách.vn
- Thời gian tuyên truyền: Quý IV năm 2024.
Kế hoạch tổ chức tuyên truyền thực hiện bình đẳng giới trong gia đình trên phương tiện truyền thông đại chúng? (Hình từ Internet)
Hành vi nào được xem là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình?
Căn cứ theo quy định tại Điều 41 Luật Bình đẳng giới 2006, các hành vi được xem là hành vi vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong gia đình bao gồm:
- Cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính.
- Không cho phép hoặc cản trở thành viên trong gia đình tham gia ý kiến vào việc sử dụng tài sản chung của gia đình, thực hiện các hoạt động tạo thu nhập hoặc đáp ứng các nhu cầu khác của gia đình vì định kiến giới.
- Đối xử bất bình đẳng với các thành viên trong gia đình vì lý do giới tính.
- Hạn chế việc đi học hoặc ép buộc thành viên trong gia đình bỏ học vì lý do giới tính.
- Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, thực hiện biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên thuộc một giới nhất định.
Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới là bao nhiêu?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Quy định về mức phạt tiền, thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức
1. Mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.
2. Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm hành chính tại Chương II Nghị định này được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
a) Trường hợp hộ gia đình, hộ kinh doanh có hành vi vi phạm hành chính thì áp dụng mức phạt tiền như đối với cá nhân;
b) Trường hợp chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì áp dụng mức xử phạt theo quy định của Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh được quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền phạt tiền đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân có hành vi vi phạm trong lĩnh vực bình đẳng giới là 30.000.000 đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Phú Yên hiện nay là bao nhiêu mét vuông?
- Mẫu báo cáo tình hình kiểm tra chất lượng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng 2024?
- Trangnguyen.edu.vn vào thi Trạng Nguyên Tiếng Việt vòng 6 năm 2024 - 2025? Vào thi vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt thế nào? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Lịch nghỉ Tết 2025 của học sinh 63 tỉnh thành theo vùng miền (Tết Ất Tỵ)?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Ngữ văn 10 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?