Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 77 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động:
Điều 77. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là việc phân tích, nhận diện nguy cơ và tác hại của yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tại nơi làm việc nhằm chủ động phòng, ngừa tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và cải thiện điều kiện lao động.
2. Người sử dụng lao động phải tổ chức đánh giá và hướng dẫn người lao động tự đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi làm việc, thường xuyên trong quá trình lao động hoặc khi cần thiết.
3. Các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải được áp dụng bắt buộc và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
4. Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này sau khi có ý kiến của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Theo quy định trên, việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động là trách nhiệm chung cho mọi người sử dụng lao động.
Riêng người sử dụng lao động trong các ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp - ngành, nghề thì việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động phải được đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
Doanh nghiệp nào phải đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động? (Hình từ Internet)
Khi nào thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động?
Căn cứ Điều 3 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động:
Điều 3. Tổ chức đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động
1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh hoạt động trong các ngành nghề quy định tại Điều 8 Thông tư này, người sử dụng lao động áp dụng bắt buộc việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động và đưa vào trong nội quy, quy trình làm việc.
2. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện vào các thời Điểm sau đây:
a) Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh;
b) Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác. Thời Điểm đánh giá định kỳ do người sử dụng lao động quyết định;
c) Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng.
3. Việc đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động thực hiện theo các bước sau đây:
a) Lập kế hoạch đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
b) Triển khai đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động;
c) Tổng hợp kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Như vậy, việc thực hiện đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn vệ sinh lao động thực hiện vào các thời điểm sau:
[1] Đánh giá lần đầu khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh
[2] Đánh giá định kỳ trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh ít nhất 01 lần trong một năm, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác
[3] Đánh giá bổ sung khi thay đổi về nguyên vật liệu, công nghệ, tổ chức sản xuất, khi xảy ra tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
11 Ngành, nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp?
Căn cứ Điều 8 Thông tư 07/2016/TT-BLĐTBXH quy định 11 ngành nghề có nguy cơ cao về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
[1] Khai khoáng, sản xuất than cốc, sản xuất sản phẩm dầu mỏ tinh chế
[2] Sản xuất hóa chất, sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic
[3] Sản xuất kim loại và các sản phẩm từ kim loại
[4] Sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim
[5] Thi công công trình xây dựng
[6] Đóng và sửa chữa tàu biển
[7] Sản xuất, truyền tải và phân phối điện
[8] Chế biến, bảo quản thủy sản và các sản phẩm từ thủy sản
[9] Sản xuất sản phẩm dệt, may, da, giày
[10] Tái chế phế liệu
[11] Vệ sinh môi trường
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- 7 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 2 2025 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ hưởng nguyên lương không?
- Lương của người lao động tăng bao nhiêu khi hết thời gian thử việc?
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là gì? Báo cáo thuyết minh bản đồ hiện trạng sử dụng đất gồm những nội dung gì?