Liên kết giáo dục là gì? Quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024?
Liên kết giáo dục là gì?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về giải thích liên kết giáo dục như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
4. Liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài để thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.
[...]
Như vậy, liên kết giáo dục là việc hợp tác giữa cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông của Việt Nam với cơ sở, tổ chức giáo dục nước ngoài để thực hiện chương trình giáo dục tích hợp.
Liên kết giáo dục là gì? Quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024? (Hình từ Internet)
Quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về đối tượng liên kết giáo dục như sau:
Điều 6. Đối tượng liên kết giáo dục
1. Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
2. Bên nước ngoài:
a) Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
b) Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục.
Như vậy, quy định mới về đối tượng liên kết giáo dục với nước ngoài từ 20/11/2024 như sau:
- Bên Việt Nam: Cơ sở giáo dục mầm non tư thục, cơ sở giáo dục phổ thông tư thục do nhà đầu tư trong nước đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động, được thành lập và hoạt động tại Việt Nam.
- Bên nước ngoài:
+ Cơ sở giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động ít nhất 05 năm ở nước ngoài tính đến ngày nộp hồ sơ và không vi phạm pháp luật của nước sở tại trong thời gian hoạt động, có giảng dạy trực tiếp, có giấy chứng nhận kiểm định chất lượng giáo dục còn hiệu lực hoặc được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về giáo dục của nước ngoài công nhận về chất lượng giáo dục;
+ Tổ chức cung cấp chương trình giáo dục được thành lập và hoạt động hợp pháp ở nước ngoài, có thời gian hoạt động cung cấp chương trình giáo dục mầm non hoặc phổ thông ít nhất là 05 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin thực hiện liên kết giáo dục
Các bên liên kết giáo dục với nước ngoài có trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 14 Nghị định 86/2018/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 124/2024/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của các bên liên kết giáo dục với nước ngoài như sau:
- Tổ chức thực hiện quyết định phê duyệt hoặc quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết.
- Công khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng cho học sinh, cha mẹ học sinh và trên trang thông tin điện từ của cơ sở giáo dục các thông tin về chương trình giáo dục và kết quả kiểm định, số lượng giáo viên người nước ngoài, số lượng học sinh nước ngoài, phương thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, các nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm về sự chính xác của những thông tin nnày
- Chịu trách nhiệm về giá trị pháp lý của văn bằng, chứng chỉ của nước ngoài cấp cho học sinh.
- Thực hiện các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện chế độ báo cáo như sau:
+ Các bên tham gia liên kết có trách nhiệm gửi báo cáo việc thực hiện liên kết theo từng năm học cho sở giáo dục và đào tạo trước ngày 31 tháng 10 hằng năm;
+ Báo cáo gồm các nội dung chủ yếu: Việc thực hiện quyết định phê duyệt, quyết định gia hạn hoặc quyết định điều chỉnh liên kết, cơ cấu tổ chức, giáo viên, giảng viên, số lượng tuyển sinh, công tác tổ chức giảng dạy và học tập, kết quả học tập của học sinh, số lượng tốt nghiệp, tỷ lệ tốt nghiệp, văn bằng được cấp, báo cáo tài chính, những khó khăn, thuận lợi trong quá trình triển khai, đề xuất, kiến nghị;
+ Trên cơ sở báo cáo của các bên tham gia liên kết, sở giáo dục và đào tạo tổng hợp báo cáo gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo trước ngày 30 tháng 11 hàng năm;
+ Việc báo cáo thực hiện bằng hình thức trực tuyến và văn bản.
Lưu ý: Nghị định 124/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Hỏi đáp về Giáo dục có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tổng hợp lời chúc Giáng sinh ngắn gọn, mới nhất năm 2024?
- Đề ôn thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 5 vòng 8 cấp huyện có đáp án 2024 - 2025?
- Lịch âm tháng 2 năm 2025 - Lịch vạn niên tháng 2 năm 2025 đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Không tổ chức diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 80 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam?
- Chính thức chốt mức lương cơ sở cán bộ công chức viên chức năm 2025 chưa?