Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM?

Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM hiện nay được quy định như thế nào? Việc giao tiếp và ứng xử trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại TP. HCM được quy định như thế nào?

Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM?

Tại Điều 4 Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có quy định về thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM như sau:

Điều 4. Thời gian làm việc
1. Chấp hành nghiêm quy định về thời gian làm việc của Nhà nước, sử dụng hiệu quả thời giờ làm việc.
a) Thời giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước:
- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.
b) Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
2. Đối với cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc buổi sáng ngày thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định số 32/2010/QĐ-UBND ngày 20 tháng 5 năm 2010 của Ủy ban nhân dân thành phố thì thời

Theo đó, thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM như sau:

- Buổi sáng từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.

- Buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.

Thời giờ làm việc này có thể điều chỉnh phù hợp với đặc thù, yêu cầu công tác của từng cơ quan, đơn vị và theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố nhưng phải đảm bảo đủ 08 giờ làm việc/01 ngày làm việc.

Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ luật Lao động 2019.

Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM?

Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM? (Hình từ Internet)

Việc giao tiếp và ứng xử trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập tại TP. HCM được quy định như thế nào?

Tại Điều 7 Quy định về Quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động làm việc trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Quyết định 67/2017/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân TP. HCM có quy định về việc giao tiếp và ứng xử, theo đó:

[1] Giao tiếp và ứng xử với nhân dân

- Có thái độ niềm nở, nhã nhặn, lắng nghe ý kiến, giải thích, hướng dẫn rõ ràng, cụ thể về các quy định liên quan đến giải quyết công việc.

- Không được có thái độ hách dịch, nhũng nhiễu; không gây căng thẳng, bức xúc, dọa nạt người dân.

[2] Giao tiếp và ứng xử với cấp trên, cấp dưới và đồng nghiệp

- Giao tiếp và ứng xử với cấp trên

Cấp dưới chấp hành quyết định của cấp trên; chủ động, sáng tạo và chịu trách nhiệm trước pháp luật và quy định của cơ quan khi thực hiện nhiệm vụ được giao.

Trong giao tiếp và khi thi hành nhiệm vụ, công vụ, cấp dưới phải có thái độ lịch sự, tôn trọng cấp trên, đúng nguyên tắc chế độ thủ trưởng và theo cấp bậc.

Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp trên.

- Giao tiếp và ứng xử với cấp dưới

Công chức lãnh đạo, quản lý phải gương mẫu trong lối sống, trong công tác, giữ gìn đoàn kết nội bộ, đạo đức tác phong, văn hóa trong đơn vị.

Thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở, lắng nghe và tiếp thu ý kiến đúng đắn của công chức trong đơn vị.

Nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của công chức để có cách thức sử dụng, điều hành phù hợp với từng đối tượng nhằm phát huy khả năng, kinh nghiệm, tính sáng tạo, chủ động của từng cá nhân trong việc thực thi công vụ, nhiệm vụ được giao.

Phân công nhiệm vụ cho cấp dưới rõ ràng và theo dõi việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của công chức (tiến độ, chất lượng, kết quả); ứng xử theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, công bằng và minh bạch.

Không chuyên quyền, độc đoán, coi thường cấp dưới; không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của cấp dưới.

- Giao tiếp và ứng xử với đồng nghiệp

Công chức phải ứng xử có văn hóa, tôn trọng và bảo vệ danh dự, uy tín của đồng nghiệp; chân thành, thân thiện và đoàn kết, hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau hoàn thành nhiệm vụ.

Tôn trọng, lắng nghe và tiếp thu ý kiến của đồng nghiệp, của tập thể; thẳng thắn góp ý với đồng nghiệp trên tinh thần xây dựng, khách quan.

Không được lợi dụng việc góp ý, phê bình làm tổn hại đến uy tín của đồng nghiệp.

[3] Giao tiếp qua điện thoại và thư điện tử công vụ

- Khi giao tiếp qua điện thoại, công chức phải xưng tên, chức danh, chức vụ, cơ quan, đơn vị nơi công tác; trao đổi ngắn gọn, tập trung vào nội dung công việc; âm lượng vừa đủ nghe; không tỏ thái độ thiếu lịch sự, không gắt gỏng hay nói trống không; không ngắt điện thoại đột ngột.

- Quản lý, sử dụng hộp thư điện tử công vụ theo quy chế. Thực hiện việc gửi, trả lời thư điện tử công vụ kịp thời và lịch sự.

Nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân là gì?

Tại Điều 8 Luật Cán bộ, công chức 2008 có quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức đối với Đảng, Nhà nước và nhân dân như sau:

- Trung thành với Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; bảo vệ danh dự Tổ quốc và lợi ích quốc gia.

- Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân.

- Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

Cơ quan hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Cơ quan hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc của Bộ phận Một cửa các cấp trên địa bàn TP Hà Nội?
Hỏi đáp Pháp luật
Thời gian làm việc của cơ quan hành chính nhà nước tại TP. HCM?
Hỏi đáp Pháp luật
Công chức trong cơ quan hành chính nhà nước có được thắp hương tại phòng làm việc không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người dân vào cơ quan hành chính Nhà nước có mất tiền gửi xe hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất của Việt Nam là cơ quan nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các công việc hỗ trợ, phục vụ nào trong cơ quan hành chính được áp dụng chế độ công chức?
Hỏi đáp Pháp luật
Kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ trong cơ quan hành chính nhà nước nhằm tăng cường kỷ luật, kỷ cương?
Hỏi đáp Pháp luật
Lái xe trong cơ quan hành chính được chi trả lương như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân, tổ chức được phản ánh những vấn đề liên quan đến quy định hành chính nào của cơ quan hành chính nhà nước?
Hỏi đáp pháp luật
Quy định về giao quyền/phụ trách khi chưa có người đứng đầu trong cơ quan của Bộ Công Thương?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Cơ quan hành chính
Huỳnh Minh Hân
257 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào