Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Ngày 25/5/2022, Tỉnh ủy Lâm Đồng đã ban hành Nghị quyết 12-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

Theo tiết b Tiểu mục 2.2 Mục 2 Nghị quyết 12-NQ/TU, mục tiêu chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2030 bao gồm các nội dung dưới đây:

- Phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động:

+ Tối thiểu 90% và phấn đấu 100% thủ tục hành chính đủ điều kiện theo quy định của pháp luật được cung cấp dưới hình thức dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4.

+ 100% hồ sơ công việc tại cấp tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước).

+ Tối thiểu 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý.

- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế:

+ Phấn đấu tỷ trọng kinh tế số chiếm 30% GRDP của tỉnh.

+ Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt ít nhất 20%.

+ Năng suất lao động hằng năm tăng bình quân 8%.

- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số:

+ Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang và phổ cập dịch vụ mạng di động 5G.

+ Tỷ lệ người dân trong độ tuổi lao động được đào tạo kỹ năng số cơ bản đạt trên 80%.

+ Tỷ lệ dân số trưởng thành có tài khoản thanh toán điện tử, sử dụng dịch vụ công trực tuyến và sử dụng chữ ký điện tử, chữ ký số cá nhân đạt trên 70%.

+ Tỷ trọng thương mại điện tử trong tổng mức bán lẻ đạt trên 20%.

+ Tỷ lệ người dân kết nối mạng được bảo vệ ở mức cơ bản đạt trên 80%.

Tải về Nghị quyết 12-NQ/TU về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030:

Tại đây

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/16102024/chuyen-doi-so-lam-dong.jpg

Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030? (Hình từ Internet)

Định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu Việt Nam thuộc nhóm bao nhiêu nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo?

Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:

II. MỤC TIÊU CƠ BẢN
[...]
2. Mục tiêu cơ bản đến năm 2030
[...]
b) Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế
- Kinh tế số chiếm 30% GDP;
- Tỷ trọng kinh tế số trong từng ngành, lĩnh vực đạt tối thiểu 20%;
- Năng suất lao động hàng năm tăng tối thiểu 8%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về công nghệ thông tin (IDI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về chỉ số cạnh tranh (GCI);
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo (GII).
c) Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số
- Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang;
- Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G;
- Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 80%;
- Việt Nam thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về an toàn, an ninh mạng (GCI).

Theo đó, định hướng đến năm 2030 đặt ra mục tiêu Việt Nam phấn đấu thuộc nhóm 30 nước dẫn đầu về đổi mới sáng tạo.

Có bao nhiêu nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số trong Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?

Căn cứ theo Mục 7 Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 thúc đẩy chuyển đổi số xã hội, tập trung vào chuyển đổi kỹ năng, cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở, hợp tác với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trên thế giới để đào tạo, tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng về công nghệ số và chuyển đổi số, hình thành văn hóa số. Chuẩn bị nguồn nhân lực cho chuyển đổi số để phát triển xã hội số, không ai bị bỏ lại phía sau.

Trong đó, có 07 nhiệm vụ, giải pháp phát triển xã hội số bao gồm:

- Lựa chọn, đào tạo, tập huấn đội ngũ tối thiểu 1000 chuyên gia về chuyển đổi số cho ngành, lĩnh vực, địa phương. Các chuyên gia này tiếp tục đào tạo lại cho cán bộ liên quan ở cơ quan, tổ chức mình và trở thành lực lượng nòng cốt để dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số quốc gia.

- Triển khai các chương trình đào tạo, đào tạo lại kỹ năng lãnh đạo, quản lý chuyển đổi số cho người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, Giám đốc điều hành các doanh nghiệp.

- Hàng năm tuyển sinh đào tạo, bổ sung cử nhân, kỹ sư chuyên ngành công nghệ thông tin. Điều chỉnh, bổ sung chương trình đào tạo ở bậc sau đại học, đại học và dạy nghề gắn với công nghệ số như trí tuệ nhân tạo (AI), khoa học dữ liệu, dữ liệu lớn (Big Data), điện toán đám mây (Cloud Computing), Internet vạn vật (IoT), thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR), chuỗi khối (Blockchain), in ba chiều (3D Printing).

- Triển khai áp dụng mô hình giáo dục tích hợp khoa học - công nghệ - kỹ thuật - toán học và nghệ thuật, kinh doanh, doanh nghiệp (giáo dục STEAM/STEAM/STEAME), đào tạo tiếng Anh và kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, bảo đảm an toàn thông tin tại các cấp học. Thực hiện đào tạo, tập huấn hướng nghiệp để học sinh có các kỹ năng sẵn sàng cho môi trường số.

- Tổ chức đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số cho người lao động tại các doanh nghiệp trong khu công nghiệp, khu chế xuất. Thực hiện triển khai thử nghiệm đào tạo, đào tạo lại về công nghệ số cho người lao động ít nhất 1 giờ/1 tuần tại 3 tỉnh: Thái Nguyên, Quảng Nam và Bình Dương trước, sau đó triển khai đồng bộ tại các doanh nghiệp trên phạm vi cả nước.

- Cung cấp các khóa học đại trà trực tuyến mở (MOOCS) cho tất cả người dân nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục nhờ công nghệ số, đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng số. Phổ cập việc thi trực tuyến; công nhận giá trị của các chứng chỉ học trực tuyến; xây dựng nền tảng chia sẻ tài nguyên giảng dạy và học tập; phát triển các doanh nghiệp công nghệ phục vụ giáo dục hướng tới đào tạo cá thể hóa.

- Đánh giá các tác động của công nghệ số đến xã hội để có các giải pháp chủ động giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của công nghệ số; ban hành các quy tắc ứng xử trên môi trường số cho doanh nghiệp và người dân; phát triển các Trung tâm giải đáp thắc mắc và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng, tác động tiêu cực bởi công nghệ số.

Chuyển đổi số
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Chuyển đổi số
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Bộ Chỉ số đánh giá, đo lường mức độ trưởng thành chuyển đổi số báo chí?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 12-NQ/TU ngày 25/5/2022 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án tuần 3 Cuộc thi Tìm hiểu Nghị quyết Đại hội X Công đoàn tỉnh và chuyển đổi số tỉnh Lâm Đồng năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị quyết 09-NQ/TU ngày 05/02/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh về Chuyển đổi số toàn diện tỉnh Quảng Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Phê duyệt Đề án Chuyển đổi số ngành Xây dựng giai đoạn 2024 - 2025, định hướng đến năm 2030?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án Phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 có mấy quan điểm chỉ đạo?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 749/QĐ-TTg năm 2020, chương trình Chuyển đổi số quốc gia nhằm mục tiêu kép là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Đáp án Cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu về chuyển đổi số tỉnh Quảng Ninh năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Quyết định 411/QĐ-TTg năm 2022, mục tiêu cơ bản đến năm 2025, tỷ lệ hộ gia đình được phủ mạng Internet băng rộng cáp quang đạt bao nhiêu %?
Hỏi đáp Pháp luật
Mục tiêu đến năm 2030 của chiến lược hạ tầng số đạt bao nhiêu % người dùng có khả năng truy nhập cáp quang với tốc độ 1Gb/s trở lên?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Chuyển đổi số
Nguyễn Thị Kim Linh
815 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Chuyển đổi số

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển đổi số

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào