Thực hiện pháp luật là gì? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? Ví dụ về các hình thức thực hiện pháp luật?
Thực hiện pháp luật là gì? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? Ví dụ về các hình thức thực hiện pháp luật?
Hiện nay chưa có văn bản pháp luật nào định nghĩ cụ thể về thực hiện pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những qui định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh.
Hiện nay, có 4 hình thức thi hành pháp luật là: Sử dụng pháp luật, Thi hành pháp luật, Tuân thủ pháp luật, Áp dụng pháp luật. Cụ thể như sau:
Sử dụng pháp luật: Sử dụng đúng các quyền của mình, làm những gì pháp luật cho phép.
Ví dụ: Tự do kinh doanh, lựa chọn ngành, nghề, công dân có quyền đi lại trong nước, ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về nước theo quy định của pháp luật...
Thi hành pháp luật: Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, làm những gì pháp luật qui định.
Ví dụ: Nghĩa vụ nộp thuế, bảo vệ môi trường, thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ nuôi dạy con cái, chăm sóc ông bà, cha mẹ khi già yếu...
Tuân thủ pháp luật: Không làm những điều pháp luật cấm.
Ví dụ: Không buôn bán hàng cấm, không nhận hối lộ, không sử dụng chất ma tuý, không thực hiện hành vi lừa đảo, không lái xe trong tình trạng say rượu...
Áp dụng pháp luật: Cơ quan nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.
Ví dụ: Quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền giải quyết kết hôn, li hôn. Cơ quan Thuế xử lý doanh nghiệp vi phạm trốn thuế,...
Lưu ý: Nét đặc biệt của hình thức Thực hiện pháp luật so với Tuân thủ pháp luật và Thi hành pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hay không thực hiện quyền mà pháp luật cho phép còn ở hai hình thức trên, việc thực hiện mang tính bắt buộc;
Tham khảo phân biệt các hình thức thực hiện pháp luật dưới đây:
Tuân thủ pháp luật | Thi hành pháp luật | Sử dụng pháp luật | Áp dụng pháp luật | |
Bản chất | Là hoạt động thực hiện pháp luật có tính chất thụ động và thể hiện dưới dạng không hành động một hành vi nào đó | Là việc chủ thể pháp luật hành động một hành vi nào đó theo hướng chủ động và tích cực | Là hoạt động thực hiện pháp luật bằng cách hành động hoặc không hành động một hành vi cụ thể | Là việc những cơ quan có thẩm quyền dựa vào pháp luật để điều chỉnh, giải quyết những hành vi sai trái, trong khuôn khổ trách nhiệm quyền hạn của mình |
Chủ thể thực hiện | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Mọi chủ thể pháp luật | Cán bộ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền |
Hình thức thể hiện | Thường là hình thức cấm đoán một hành vi cụ thể nào đó | Thường được thể hiện dưới hình thức bắt buộc thực hiện | Thể hiện ở mọi loại quy phạm khác nhau | Thường được thể hiện theo hình thức quy phạm trao quyền. |
Tính bắt buộc | Bắt buộc thực hiện | Bắt buộc thực hiện | Không bắt buộc.Chủ thể tự thực hiện theo mong muốn của mình | Bắt buộc thực hiện |
Nội dung trên mang tính chất tham khảo
Thực hiện pháp luật là gì? Có bao nhiêu hình thức thực hiện pháp luật? Ví dụ về các hình thức thực hiện pháp luật? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật?
Căn cứ tại điểm b khoản 1 Điều 27 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương như sau:
Điều 27. Trách nhiệm của chính quyền các cấp ở địa phương
1. Hội đồng nhân dân các cấp có trách nhiệm sau đây:
a) Quyết định các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; phân bổ dự toán ngân sách địa phương cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật;
b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phổ biến, giáo dục pháp luật.
[...]
Như vậy, cơ quan có trách nhiệm giám sát việc về phổ biến, giáo dục pháp luật là Hội đồng nhân dân các cấp.
03 nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật dành cho công dân là gì?
Căn cứ theo Điều 10 Luật Phổ biến, giáo dục pháp luật 2012 quy định về 03 nội dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho công dân cụ thể như sau:
(1) Quy định của Hiến pháp và văn bản quy phạm pháp luật, trọng tâm là các quy định của pháp luật về dân sự, hình sự, hành chính, hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, đất đai, xây dựng, bảo vệ môi trường, lao động, giáo dục, y tế, quốc phòng, an ninh, giao thông, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, quyền hạn và trách nhiệm của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, các văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành.
(2) Các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, các thỏa thuận quốc tế.
(3) Ý thức tôn trọng và chấp hành pháp luật; ý thức bảo vệ pháp luật; lợi ích của việc chấp hành pháp luật; gương người tốt, việc tốt trong thực hiện pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?