Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%?
Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%?
Tại khoản 1 Điều 15 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định về nguồn thu của ngân sách địa phương. Trong đó, các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100% bao gồm:
- Thuế tài nguyên, không kể thuế tài nguyên thu từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;
- Thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
- Tiền sử dụng đất;
- Tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, không kể tiền thuê đất, thuê mặt nước từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí;
- Tiền cho thuê và tiền bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước;
- Lệ phí môn bài;
- Lệ phí trước bạ;
- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết, kể cả hoạt động xổ số điện toán;
- Các khoản thu hồi vốn của ngân sách địa phương đầu tư tại các tổ chức kinh tế (bao gồm cả gốc và lãi); thu cổ tức, lợi nhuận được chia tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có vốn góp của Nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu; thu phần lợi nhuận sau thuế còn lại sau khi trích lập các quỹ của doanh nghiệp nhà nước do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đại diện chủ sở hữu;
- Thu từ bán tài sản nhà nước, kể cả thu từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất gắn liền với tài sản trên đất, chuyển mục đích sử dụng đất do các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, các tổ chức chính trị - xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập, các công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu đơn vị hoặc doanh nghiệp mà có vốn của ngân sách địa phương tham gia trước khi thực hiện cổ phần hóa, sắp xếp lại và các đơn vị, tổ chức khác thuộc địa phương quản lý;
- Viện trợ không hoàn lại của các tổ chức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân ở nước ngoài trực tiếp cho địa phương;
- Phí thu từ các hoạt động dịch vụ do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện, trường hợp được cấp có thẩm quyền cho khoán chi phí hoạt động thì được khấu trừ; phí thu từ các hoạt động dịch vụ do đơn vị sự nghiệp công lập địa phương và doanh nghiệp nhà nước địa phương thực hiện, sau khi trừ phân được trích lại để bù đắp chi phí theo quy định của pháp luật;
- Lệ phí do các cơ quan nhà nước địa phương thực hiện thu;
- Tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, phạt, tịch thu khác theo quy định của pháp luật do các cơ quan nhà nước địa phương quyết định thực hiện xử phạt, tịch thu;
- Thu từ tài sản được xác lập quyền sở hữu của nhà nước do các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc địa phương xử lý, sau khi trừ đi các chi phí theo quy định của pháp luật;
- Thu từ tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, cấp quyền khai thác tài nguyên nước phân ngân sách địa phương được hưởng theo quy định của pháp luật;
- Tiền sử dụng khu vực biển đối với khu vực biển thuộc thẩm quyền giao của địa phương;
- Thu từ quỹ đất công ích và thu hoa lợi công sản khác;
- Huy động đóng góp từ các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật;
- Thu từ quỹ dự trữ tài chính địa phương;
- Thu kết dư ngân sách địa phương;
- Các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
Các khoản thu ngân sách địa phương được hưởng 100%? (Hình từ Internet)
Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn nào?
Tại Điều 4 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định về bội chi ngân sách nhà nước như sau:
Điều 4. Bội chi ngân sách nhà nước
[....]
3. Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn sau:
a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
4. Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này không bao gồm sổ vay để trả nợ gốc.
Theo đó, việc bội chi ngân sách địa phương sẽ được bù đắp từ các nguồn sau:
- Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;
- Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.
Ngân sách địa phương được phân thành bao nhiêu cấp?
Tại Điều 6 Nghị định 163/2016/NĐ-CP có quy định về hệ thống ngân sách nhà nước và quan hệ giữa các cấp ngân sách. Theo đó, ngân sách địa phương gồm ngân sách của các cấp chính quyền địa phương, trong đó:
- Ngân sách tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách tỉnh), bao gồm ngân sách cấp tỉnh và ngân sách của các huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương;
- Ngân sách huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là ngân sách huyện), bao gồm ngân sách cấp huyện và ngân sách của các xã, phường, thị trấn;
- Ngân sách các xã, phường, thị trấn (gọi chung là ngân sách cấp xã).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự Công an cấp huyện như thế nào?
- Tín hiệu bằng tay khi qua đường là gì? Không vẫy tay khi sang đường có bị phạt không?
- Tải Mẫu 41/UQ-ĐKT Mẫu Giấy uỷ quyền đăng ký thuế từ ngày 06/2/2025?
- Cách gói bánh tét dịp tết Nguyên đán? Người lao động chính thức nghỉ tết Nguyên đán 2025 vào mùng mấy?