Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017

Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017 được quy định như thế nào? Bạn đọc Tú Cẩm, địa chỉ mail camtu08****@gmail.com hỏi: Chào mọi người, em có một vấn đề hi vọng được các anh chị trong Thư ký luật giải đáp. Em đang nghiên cứu về pháp luật ngân sách nhà nước. Hiện nay thì các cơ quan có thẩm quyền đang tiến hành xây dự năm ngân sách 2017. Do đây cũng là năm quan trọng trong việc thực hiện ngân sách giai đoạn 2016-2020 nên em cũng rất quan tâm. Em muốn hỏi: Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017 được quy định như thế nào? Em xin cảm ơn và mong sớm nhận được câu trả lời!

Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017 được quy định tại Điều 11 Thông tư 91/2016/TT-BTC Hướng dẫn xây dựng dự toán ngân sách nhà nước năm 2017 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.

Theo đó, năm 2017 là năm đầu thời kỳ ổn định NSĐP giai đoạn 2017 - 2020 theo quy định của Luật NSNN năm 2015; việc xây dựng dự toán thu, chi NSĐP năm 2017 và giai đoạn 2017 - 2020 phải bám sát Mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương năm 2017 và giai đoạn 2016 - 2020; phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn; nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ (chi ĐTPT và chi thường xuyên), bảo đảm đủ nguồn lực thực hiện các chế độ, chính sách do Trung ương đã ban hành và theo đúng quy định của Luật NSNN.

Ngoài các quy định hướng dẫn chung về công tác lập dự toán NSNN, việc lập, xây dựng dự toán NSĐP cần chú ý một số nội dung chủ yếu sau:

1. Xây dựng dự toán thu ngân sách trên địa bàn

Địa phương phải dự toán toàn bộ các Khoản thu từ thuế, phí lệ phí và các Khoản thu khác trên địa bàn theo quy định tại Điều 7 của Luật NSNN năm 2015 và các quy định pháp luật có liên quan.

Căn cứ Mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 05 năm giai đoạn 2016-2020, khả năng thực hiện các chỉ tiêu kinh tế - xã hội và ngân sách năm 2016, trên cơ sở dự báo tốc độ tăng trưởng kinh tế, phạm vi thu NSNN theo quy định của Luật NSNN năm 2015 và các văn bản hướng dẫn Luật, dự báo nguồn thu năm 2017 đối với từng ngành, từng lĩnh vực, các cơ sở kinh tế của từng địa phương và những nguồn thu mới phát sinh trên địa bàn để tính đúng, tính đủ từng lĩnh vực thu, từng Khoản thu theo chế độ. Phân tích, đánh giá cụ thể những tác động tăng, giảm thu ảnh hưởng đến dự toán thu NSNN năm 2017 theo từng địa bàn, lĩnh vực thu, từng Khoản thu, sắc thuế.

2. Về xây dựng dự toán chi NSĐP

Căn cứ dự toán thu NSNN trên địa bàn, thu NSĐP được hưởng 100% theo quy định của Luật NSNN năm 2015, mức chi cân đối NSĐP theo tiêu chí, định mức phân bổ ngân sách (chi ĐTPT và chi thường xuyên) theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ để xác định tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các Khoản thu phân chia giữa NSTW và NSĐP, số bổ sung cân đối từ NSTW cho NSĐP (nếu có). Trên cơ sở đó, căn cứ nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giai đoạn 2016 - 2020 và Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2017, chế độ chính sách chi tiêu hiện hành và tình hình thực tế của từng địa phương, Sở Tài chính chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan tham mưu giúp Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trình Hội đồng nhân dân cùng cấp quyết định: Phân cấp nguồn thu và nhiệm vụ chi thời kỳ ổn định ngân sách 2017 - 2020 và định mức phân bổ NSĐP năm 2017 cho từng cấp chính quyền địa phương cấp dưới để xác định số bổ sung cân đối từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới và tỷ lệ phần trăm (%) phân chia các Khoản thu phân chia giữa ngân sách các cấp chính quyền địa phương cho các năm trong thời kỳ ổn định 2017 - 2020 phù hợp với tình hình thực tế của từng địa phương; đảm bảo định mức phân bổ NSĐP đối với các nhiệm vụ chi quan trọng (lĩnh vực giáo dục - đào tạo và dạy nghề, lĩnh vực khoa học - công nghệ) không thấp hơn mức theo yêu cầu của các nghị quyết của Đảng, Quốc hội quyết định và Thủ tướng Chính phủ giao (riêng đối với dự toán chi nghiên cứu khoa học - công nghệ chỉ phân cấp cho ngân sách cấp tỉnh; không phân cấp cho ngân sách cấp huyện, ngân sách cấp xã theo đúng quy định của Luật NSNN năm 2015). Đồng thời thực hiện những nội dung chủ yếu sau:

a) Đối với dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP: Căn cứ quy định của Luật Đầu tư công và yêu cầu xây dựng kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, trên cơ sở dự toán chi ĐTPT trong cân đối NSĐP theo Quyết định số 40/2015/QĐ-TTg ngày 14 tháng 9 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn ĐTPT bằng nguồn NSNN giai đoạn 2016 - 2020, ưu tiên nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ xây dựng cơ sở hạ tầng, tập trung đầu tư những dự án, công trình trọng Điểm của địa phương sớm hoàn thành đưa vào sử dụng năm 2017; rà soát, giám sát chặt chẽ việc bố trí dự toán cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như khu kinh tế, khu công nghiệp, trong đó các dự án cơ sở hạ tầng có ý nghĩa phát triển kinh tế - xã hội không chỉ đối với riêng địa phương mà còn đối với cả vùng, trước khi triển khai thực hiện cần chủ động lấy ý kiến tư vấn, giám sát từ các cơ quan trung ương, ý kiến phản biện của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các địa phương có liên quan để đảm bảo hiệu quả kinh tế chung của địa phương và cả vùng; chú trọng thực hiện nhiệm vụ xóa đói, giảm nghèo, tạo việc làm, xử lý các tệ nạn xã hội;...

b) Đối với dự toán chi bổ sung có Mục tiêu vốn đầu tư từ NSTW cho NSĐP được xây dựng căn cứ vào khả năng cân đối của NSĐP, tình hình thực hiện dự toán đối với các Khoản được bổ sung có Mục tiêu từ NSTW cho NSĐP năm 2016, căn cứ các chính sách, chế hộ hiện hành, các chương trình, nhiệm vụ quan trọng thực hiện theo cơ chế bổ sung có Mục tiêu từ trung ương cho địa phương, căn cứ Nghị quyết của Quốc hội về chương trình Mục tiêu quốc gia, chương trình Mục tiêu, tiêu chí, định mức phân bổ vốn ĐTPT và Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 - 2020, xây dựng dự toán số bổ sung có Mục tiêu từ NSTW.

c) Bố trí đủ vốn đối ứng cho các dự án ODA trên địa bàn thuộc trách nhiệm của địa phương; chủ động tính toán, bố trí nguồn để xử lý dứt Điểm các Khoản nợ XDCB, các Khoản nợ huy động phải trả khi đến hạn.

d) Bố trí dự toán chi ĐTPT từ nguồn thu tiền sử dụng đất để đầu tư các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các dự án di dân, tái định cư, chuẩn bị mặt bằng xây dựng; chủ động phân bổ lập quỹ phát triển đất theo quy định tại Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ; sử dụng tối thiểu 10% số thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất để thực hiện công tác đo đạc, đăng ký đất đai, lập cơ sở dữ liệu hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 1474/CT-TTg ngày 24 tháng 8 năm 2011 và Chỉ thị số 05/CT-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2013.

đ) Đối với nguồn thu xổ số kiến thiết (XSKT): Từ năm 2017, nguồn thu này được tính trong dự toán thu cân đối NSĐP, sử dụng cho chi ĐTPT trong đó: Các tỉnh miền Bắc, miền Trung và Tây Nguyên bố trí tối thiểu 60%, các tỉnh Đông Nam Bộ và vùng đồng bằng sông Cửu Long bố trí tối thiểu 50% số thu dự toán từ hoạt động XSKT do HĐND cấp tỉnh quyết định để đầu tư cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề và y tế. Các địa phương bố trí tối thiểu 10% cho Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới. Sau khi đã bố trí vốn đảm bảo hoàn thành các dự án đầu tư thuộc các lĩnh vực nêu trên đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, số thu còn lại (nếu có) bố trí cho các công trình ứng phó với biến đổi khí hậu và các công trình quan trọng khác thuộc đối tượng đầu tư của NSĐP. Số tăng thu thực hiện từ hoạt động XSKT so với dự toán Hội đồng nhân dân cấp tỉnh giao (nếu có), địa phương được chủ động phân bổ chi đầu tư cho các công trình quan trọng, trong đó ưu tiên cho lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y tế và nông nghiệp, nông thôn, ứng phó với biến đổi khí hậu.

e) Đối với các nhiệm vụ ĐTPT kết cấu hạ tầng theo các Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ Mục tiêu nhiệm vụ và nhu cầu nguồn vốn đầu tư đã quy định, kết quả đã đầu tư đến hết năm 2015, khả năng thực hiện năm 2016, các địa phương chủ động xây dựng, tính toán nhiệm vụ năm 2017, trong đó chủ động bố trí, sắp xếp NSĐP và các nguồn tài chính theo chế độ quy định để thực hiện các nhiệm vụ trên, giảm dần sự phụ thuộc các Khoản bổ sung từ NSTW.

g) Xây dựng dự toán chi ngân sách năm 2017, các địa phương chủ động tính toán dành các nguồn theo quy định để thực hiện chi cải cách tiền lương.

h) Xây dựng dự toán chi trả nợ gốc và lãi:

Theo quy định của Luật NSNN năm 2002, thì ngân sách cấp tỉnh các địa phương được huy động vốn trong nước theo Khoản 3 Điều 8 để đầu tư và phải bố trí hoàn trả nợ gốc và lãi các Khoản tiền huy động từ nguồn vốn cân đối chi ĐTPT hàng năm của địa phương. Theo quy định của Luật NSNN năm 2015, thì từ năm 2017:

- Đối với chi trả nợ lãi, phí và chi phí khác: bố trí thành một Mục chi riêng trong chi cân đối NSĐP.

- Đối với chi trả nợ gốc: bố trí từ các nguồn theo quy định tại Khoản a, Điểm 3.4 Mục 3 Điều này; trường hợp có hạn mức dư nợ huy động ước đến ngày 31 tháng 12 năm 2016 vượt mức giới hạn dư nợ vay theo quy định của Luật NSNN năm 2015, thì trong dự toán ngân sách năm 2017 và các năm tiếp theo phải dành nguồn thu NSĐP được hưởng theo phân cấp, giảm kế hoạch chi đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020 để bố trí tăng chi trả nợ gốc, bảo đảm mức dư nợ vay không vượt quá mức dư nợ vay của địa phương theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

3. Bội chi NSĐP: Căn cứ giới hạn dư nợ vay theo quy định của Luật NSNN năm 2015, dự kiến mức dư nợ thực tế đến hết năm 2016 và nhu cầu huy động vốn thêm cho ĐTPT và bố trí nguồn trả nợ, các địa phương đề xuất mức bội chi ngân sách cấp tỉnh năm 2017.

Căn cứ giới hạn dư nợ công, khả năng huy động vốn trong nước bố trí nguồn trả nợ, Bộ Tài chính sẽ đề xuất mức bội chi NSNN nói chung, trong đó có mức bội chi của NSTW và bội chi của ngân sách tất cả các địa phương, mức bội chi của từng địa phương (nếu có), để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật NSNN năm 2015.

Cùng với việc đề xuất phương án bội chi NSĐP theo quy định tại Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN năm 2015, các địa phương cần xác định tổng mức vay của NSĐP, bao gồm vay để bù đắp bội chi NSĐP và vay để trả nợ gốc của NSĐP; trong đó:

3.1. Bội chi NSĐP được bù đắp từ các nguồn sau:

a) Vay trong nước từ phát hành trái phiếu chính quyền địa phương và các Khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật;

b) Vay từ nguồn Chính phủ vay về cho ngân sách địa phương vay lại.

3.2. Vay để bù đắp bội chi ngân sách quy định tại Khoản 3.1 nêu trên không bao gồm số vay để trả nợ gốc.

3.3. Ngân sách cấp tỉnh từng địa phương được phép bội chi khi đáp ứng đủ các quy định và Điều kiện sau:

a) Chỉ được sử dụng để đầu tư các dự án thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định theo quy định tại Điểm a Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN;

b) Bội chi ngân sách cấp tỉnh hằng năm không vượt quá mức bội chi ngân sách hằng năm được Quốc hội quyết định cho từng địa phương cấp tỉnh theo quy định tại Điểm c Khoản 5 Điều 7 Luật NSNN;

c) Trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán, không phát sinh nợ quá hạn đối với các Khoản nợ vay phải thanh toán trong năm ngân sách trước năm xây dựng dự toán. Trường hợp đặc biệt, Bộ Tài chính trình Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định;

d) Vay bù đắp bội chi NSĐP được huy động chủ yếu từ các Khoản vay trung và dài hạn. Hằng năm, căn cứ diễn biến thị trường vốn, Bộ Tài chính trình Chính phủ, Quốc hội quy định tỷ lệ tối thiểu các Khoản vay bù đắp bội chi NSĐP có thời hạn vay trung và dài hạn;

đ) Khi so sánh với giới hạn dư nợ vay, số dư nợ NSĐP được xác định bao gồm dư nợ từ các nguồn vay: Vay Kho bạc Nhà nước, vay Ngân hàng phát triển Việt Nam, phát hành trái phiếu chính quyền địa phương, vay lại từ nguồn Chính phủ vay ngoài nước và các Khoản vay trong nước khác theo quy định của pháp luật. Số dư nợ NSĐP, bao gồm cả số vay bù đắp bội chi theo dự toán, không vượt mức dư nợ vay quy định tại Khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015.

e) Việc xác định số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn, bằng hoặc nhỏ hơn chi thường xuyên quy định Khoản 6 Điều 7 Luật NSNN năm 2015 trên cơ sở dự toán thu, chi NSĐP được Quốc hội quyết định của năm dự toán ngân sách.

3.4. Chi trả nợ gốc các Khoản vay

a) Nguồn chi trả nợ gốc các Khoản vay, gồm:

- Số vay để trả nợ gốc được Quốc hội, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định hằng năm;

- Bội thu NSĐP cấp tỉnh (được xác định bằng chênh lệch lớn hơn giữa tổng dự toán thu ngân sách cấp tỉnh và tổng dự toán chi ngân sách cấp tỉnh của từng địa phương trong một năm ngân sách);

- Kết dư NSTW và ngân sách cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 72 Luật NSNN;

- Tăng thu, Tiết kiệm chi so với dự toán trong quá trình chấp hành NSNN theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 59 Luật NSNN;

b) Các Khoản nợ gốc đến hạn phải được chi trả đầy đủ, đúng hạn theo cam kết và hợp đồng đã ký.

c) Khoản chi trả nợ gốc phải được quản lý, hạch toán qua Kho bạc Nhà nước.

Trên đây là trả lời của Ban biên tập Thư Ký Luật  về xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017, được quy định tại Thông tư 91/2016/TT-BTC. Bạn vui lòng tham khảo văn bản này để có thể hiểu rõ hơn. 

Trân trọng! 

Ngân sách địa phương
Hỏi đáp mới nhất về Ngân sách địa phương
Hỏi đáp Pháp luật
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì? Trong thời kỳ ổn định ngân sách có thể thay đổi tỷ lệ phân chia các khoản thu giữa các cấp ngân sách không?
Hỏi đáp pháp luật
Thời kỳ ổn định ngân sách địa phương là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm B sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Xây dựng dự toán ngân sách địa phương năm 2017
Hỏi đáp pháp luật
Trình tự, thủ tục quyết định chủ trương đầu tư dự án khẩn cấp nhóm C sử dụng vốn cân đối ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mức dư nợ vay của ngân sách địa phương được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Việc lập dự toán ngân sách địa phương được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Các khoản thu ngân sách địa phương hưởng 100% bao gồm những gì?
Hỏi đáp pháp luật
Vấn đề bội chi ngân sách địa phương được quy định thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Bội chi ngân sách địa phương được bù đắp từ các nguồn nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Ngân sách địa phương
Thư Viện Pháp Luật
220 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Ngân sách địa phương
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào