Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật như thế nào?
Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật như thế nào?
Căn cứ theo Điều 43 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tài sản riêng của vợ chồng như sau:
Điều 43. Tài sản riêng của vợ, chồng
1. Tài sản riêng của vợ, chồng gồm tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các điều 38, 39 và 40 của Luật này; tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
2. Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 và khoản 1 Điều 40 của Luật này.
Căn cứ theo Điều 47 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng như sau:
Điều 47. Thỏa thuận xác lập chế độ tài sản của vợ chồng
Trong trường hợp hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực. Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Như vậy, xác định tài sản riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật tùy trường hợp sau:
Trường hợp 1: Chế độ tài sản riêng vợ chồng theo luật định
- Tài sản riêng của vợ chồng gồm:
+ Tài sản mà mỗi người có trước khi kết hôn;
+ Tài sản được thừa kế riêng, được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân;
+ Tài sản được chia riêng cho vợ, chồng theo quy định tại các Điều 38 Luật Hôn nhân và gia đình 2014, Điều 39 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014;
+ Tài sản phục vụ nhu cầu thiết yếu của vợ, chồng và tài sản khác mà theo quy định của pháp luật thuộc sở hữu riêng của vợ, chồng.
- Tài sản được hình thành từ tài sản riêng của vợ, chồng cũng là tài sản riêng của vợ, chồng. Hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng trong thời kỳ hôn nhân được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 và khoản 1 Điều 40 Luật Hôn nhân và gia đình 2014.
Trường hợp 2: Chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận
Hai bên kết hôn lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận thì thỏa thuận này phải được lập trước khi kết hôn, bằng hình thức văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
Chế độ tài sản của vợ chồng theo thỏa thuận được xác lập kể từ ngày đăng ký kết hôn.
Xác định tài sản riêng của vợ chồng theo quy định pháp luật như thế nào? (Hình từ Internet)
Nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng là gì?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về nghĩa vụ chung về tài sản của vợ chồng đó là:
- Nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch do vợ chồng cùng thỏa thuận xác lập, nghĩa vụ bồi thường thiệt hại mà theo quy định của pháp luật vợ chồng cùng phải chịu trách nhiệm;
- Nghĩa vụ do vợ hoặc chồng thực hiện nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung;
- Nghĩa vụ phát sinh từ việc sử dụng tài sản riêng để duy trì, phát triển khối tài sản chung hoặc để tạo ra nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình;
- Nghĩa vụ bồi thường thiệt hại do con gây ra mà theo quy định của Bộ luật dân sự thì cha mẹ phải bồi thường;
- Nghĩa vụ khác theo quy định của các luật có liên quan.
Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử phạt vi phạm hành chính hết bao nhiêu?
Căn cứ theo Điều 58 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình bị xử lý xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 58. Hành vi bạo lực về kinh tế
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
1. Chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình.
2. Ép buộc thành viên gia đình lao động quá sức hoặc làm công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với chất độc hại hoặc làm những công việc khác trái với quy định của pháp luật về lao động.
3. Ép buộc thành viên gia đình đi ăn xin hoặc lang thang kiếm sống.
Như vậy, hành vi chiếm đoạt tài sản riêng của thành viên gia đình có thể bị xử phạt vi phạm hành chính: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt trên áp dụng với cá nhân, đối với tổ chức có cùng vi phạm thì sẽ phạt tiền gấp 02 lần mức phạt cá nhân (Theo Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài sản riêng có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tử hình là hình phạt gì? Những tội bị tử hình ở Việt Nam hiện nay gồm những tội nào?
- Giỗ tổ 2025 vào ngày nào, thứ mấy? Giỗ tổ 2025 được nghỉ 3 ngày đúng không?
- Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 11 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Ngày giờ nào đẹp nhất để cúng ngày vía Thần Tài 2025?
- Xe tang có được vượt đèn đỏ không? Xe tang vượt đèn đỏ bị xử phạt bao nhiêu theo Nghị định 168?