Sắp xếp đơn vị hành chính khi thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương?
Sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã khi thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương?
Ngày 02/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Kết luận 972/KL-UBTVQH15 năm 2024 tại đây về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương và việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã của thành phố Huế trực thuộc trung ương giai đoạn 2023 - 2025.
Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành về mặt nguyên tắc đối với các nội dung liên quan đến việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trong Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương, cụ thể là:
(1) Sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã thuộc thành phố Huế hiện nay để thành lập quận Phú Xuân và quận Thuận Hóa;
(2) Thành lập thị xã Phong Điền và các phường, xã thuộc thị xã Phong Điền;
(3) Sắp xếp các huyện Nam Đông, Phú Lộc và thành lập thị trấn trực thuộc;
(4) Thành lập Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân thành phố Huế trực thuộc trung ương và thành lập, giải thể Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở các đơn vị hành chính có liên quan sau khi thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính của thành phố Huế trực thuộc trung ương.
Ngay sau khi Quốc hội xem xét, thông qua Nghị quyết thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương đúng như phương án Chính phủ đã trình và Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết tán thành tại phiên họp này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ ban hành Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của thành phố Huế trực thuộc trung ương mà không tổ chức họp để xem xét lại.
Xem chi tiết Kết luận 972/KL-UBTVQH15 năm 2024
Sắp xếp đơn vị hành chính khi thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương hiện nay là gì?
Tại Điều 4 Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15 có quy định về tiêu chuẩn của thành phố trực thuộc trung ương như sau:
- Quy mô dân số từ 1.000.000 người trở lên.
- Diện tích tự nhiên từ 1.500 km2 trở lên.
- Đơn vị hành chính trực thuộc:
+ Số đơn vị hành chính cấp huyện trực thuộc có từ 09 đơn vị trở lên;
+ Tỷ lệ số quận, thị xã, thành phố trực thuộc trên tổng số đơn vị hành chính cấp huyện từ 60% trở lên, trong đó có ít nhất là 02 quận.
- Đã được công nhận là đô thị loại đặc biệt hoặc loại I; hoặc khu vực dự kiến thành lập thành phố trực thuộc trung ương đã được phân loại đạt tiêu chí của đô thị loại đặc biệt hoặc loại I.
- Cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội đạt quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.
Việc phân loại đơn vị hành chính được thực hiện như thế nào?
Tại Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về việc phân loại đơn vị hành chính như sau:
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại I, loại II và loại III.
- Căn cứ vào nội dung trên, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương hiện nay là gì?
Tại Điều 5 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương như sau:
- Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, quản lý xã hội bằng pháp luật; thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ.
- Hiện đại, minh bạch, phục vụ Nhân dân, chịu sự giám sát của Nhân dân.
- Hội đồng nhân dân làm việc theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số.
- Ủy ban nhân dân hoạt động theo chế độ tập thể Ủy ban nhân dân kết hợp với trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?