Pháp luật có thừa nhận ly thân không? Vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ gì?
Pháp luật có thừa nhận ly thân không?
Căn cứ Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
13. Thời kỳ hôn nhân là khoảng thời gian tồn tại quan hệ vợ chồng, được tính từ ngày đăng ký kết hôn đến ngày chấm dứt hôn nhân.
14. Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
15. Ly hôn giả tạo là việc lợi dụng ly hôn để trốn tránh nghĩa vụ tài sản, vi phạm chính sách, pháp luật về dân số hoặc để đạt được mục đích khác mà không nhằm mục đích chấm dứt hôn nhân.
[...]
Trong hệ thống pháp luật Việt Nam hiện nay, không có quy định cụ thể về "ly thân" như một khái niệm pháp lý độc lập. Theo đó, ly thân được hiểu là việc hai vợ chồng không sống chung với nhau khi quan hệ tình cảm có rạn nứt nhưng chưa thực hiện các thủ tục ly hôn.
Theo quy định của pháp luật, quan hệ vợ chồng chấm dứt theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án khi làm thủ tục ly hôn.
Do đó, ly thân không phải sự kiện pháp lý làm chấm dứt quan hệ hôn nhân hợp pháp. Đồng nghĩa, ly thân không phải ly hôn và không được pháp luật công nhận.
Pháp luật có thừa nhận ly thân không? Vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ gì? (Hình từ Internet)
Vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ gì?
Ly thân không phải là ly hôn và không làm chấm dứt quan hệ hôn nhân vì vậy quyền và nghĩa vụ của vợ chồng ly thân vẫn phải được đảm bảo như khi hai người chưa ly thân. Cụ thể vợ chồng ly thân có quyền và nghĩa vụ sau:
[1] Quyền và nghĩa vụ về nhân thân
- Bình đẳng về quyền, nghĩa vụ giữa vợ, chồng. (Điều 17 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Bảo vệ quyền, nghĩa vụ về nhân thân của vợ, chồng. (Điều 18 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Tình nghĩa vợ chồng. (Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng (Điều 20 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng. (Điều 21 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng. (Điều 22 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Quyền, nghĩa vụ về học tập, làm việc, tham gia hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. (Điều 23 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
[2] Đại diện giữa vợ và chồng. (Mục 2 Chương 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
- Căn cứ xác lập đại diện giữa vợ và chồng
- Đại diện giữa vợ và chồng trong quan hệ kinh doanh
- Đại diện giữa vợ và chồng trong trường hợp giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với tài sản chung nhưng chỉ ghi tên vợ hoặc chồng
- Trách nhiệm liên đới của vợ, chồng
[3] Chế độ tài sản của vợ chồng. (Mục 3 Chương 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
[4] Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ và con. (Mục 1 Chương 5 Luật Hôn nhân và gia đình 2014)
Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 51 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:
Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Theo quy định trên, chồng không có quyền ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Cụ thể như sau:
- Trường hợp vợ đang có thai, sinh con thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt vợ có thai, sinh con với ai.
- Trường hợp vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu ly hôn mà không phân biệt con đẻ, con nuôi.
- Trường hợp mang thai hộ vì mục đích nhân đạo thì việc xác định quyền yêu cầu giải quyết ly hôn của chồng như sau:
+ Chồng của người mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
+ Chồng của người nhờ mang thai hộ không có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi vợ đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi hoặc khi người mang thai hộ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/PVHM/Thang10/1014/ly-than.png)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTH/10042024/ly-than.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NTCK/thang-12/ly-than.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/LTN/thang12/xac-nhan-tinh-trang-hon-nhan.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2023/CTV/03112023/ly-than.jpg)
![Hỏi đáp Pháp luật](https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2023/NTCK/thang-10/song-chung-va-co-con-voi-nguoi-khac.jpg)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
![](https://cdn.thuvienphapluat.vn/images/new.gif)
- Ngày 16 tháng 2 âm là ngày bao nhiêu dương 2025? Người lao động được nghỉ hưởng lương ngày 16 tháng 2 2025 âm không?
- Ngày 13 tháng 2 là ngày gì? Ngày 13 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
- Bài mẫu thư UPU lần thứ 54 năm 2025 cho học sinh lớp 8 hay nhất?
- Xem Lịch 2025, lịch âm 2025, lịch vạn niên 2025 chi tiết, đầy đủ cả năm?
- Môn thi thứ 3 vào lớp 10 năm 2025 Quảng Ninh?