Từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong trường hợp nào?

Từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong trường hợp nào?

Từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 36 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 36. Giải thể trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
1. Trung tâm bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Không bảo đảm chất lượng giáo dục;
đ) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giải thể trung tâm công lập; Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định giải thể trung tâm tư thục.
3. Hồ sơ:
a) Trung tâm bị giải thể theo quy định tại điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này, hồ sơ gồm:
Minh chứng về việc trung tâm vi phạm quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều này;
Phương án xử lý về tổ chức bộ máy, nhân sự, tài chính, tài sản, đất đai và các vấn đề khác có liên quan;
[...]

Theo đó, từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong các trường hợp dưới đây:

- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của trung tâm.

- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.

- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập trung tâm không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

- Không bảo đảm chất lượng giáo dục.

- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trung tâm.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/12102024/trung-tam-gdtx%20(1).jpg

Từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)

Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên?

Căn cứ theo Điều 32 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 32. Điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên công lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên tư thục
1. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên:
a) Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm;
b) Có chương trình, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
c) Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
d) Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.
2. Đối với trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, ngoài việc đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này thì phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Như vậy, các điều kiện thành lập trung tâm giáo dục thường xuyên đó là:

- Có địa điểm, cơ sở vật chất, phòng học, phòng chức năng, thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm.

- Có chương trình, tài liệu giảng dạy và học tập đáp ứng yêu cầu của các chương trình giáo dục thường xuyên thực hiện tại trung tâm theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và người lao động đủ về số lượng và đạt tiêu chuẩn bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục thường xuyên theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Có dự thảo quy chế tổ chức và hoạt động của trung tâm.

- Phải đáp ứng các điều kiện tương ứng để tổ chức thực hiện chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp theo quy định của pháp luật về giáo dục nghề nghiệp.

Trung tâm giáo dục thường xuyên không triển khai hoạt động giáo dục thì bị đình chỉ hoạt động?

Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 34 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 34. Đình chỉ hoạt động trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên
1. Trung tâm bị đình chỉ hoạt động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại Điều 32 Nghị định này;
c) Không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm;
d) Vi phạm các quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
[...]

Theo quy định này, trường hợp trung tâm giáo dục thường xuyên không triển khai hoạt động giáo dục trong thời hạn 01 năm kể từ ngày có quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trung tâm thì sẽ bị đình chỉ hoạt động.

Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 20/11/2024.

Trung tâm giáo dục thường xuyên
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Trung tâm giáo dục thường xuyên
Hỏi đáp Pháp luật
Từ ngày 20/11/2024, trung tâm giáo dục thường xuyên bị giải thể trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên bị đình chỉ hoạt động trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Học tại Trung tâm giáo dục thường xuyên có được dự thi tốt nghiệp THPT năm 2024 hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên do cơ quan nào trực tiếp quản lý?
Hỏi đáp Pháp luật
Đối tượng tuyển sinh vào học tại trung tâm giáo dục thường xuyên gồm các đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trung tâm giáo dục thường xuyên thực hiện hợp đồng liên kết đào tạo có sử dụng tài sản công thì có cần lập đề án sử dụng tài sản công?
Hỏi đáp pháp luật
Hình thức tổ chức dạy học tiếng dân tộc thiểu số trong các cơ sở giáo dục phổ thông và trung tâm giáo dục thường xuyên được quy định như thế nào?
Hỏi đáp pháp luật
Mẫu công văn đề nghị về việc dạy học tiếng dân tộc thiểu số của UBND cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Trung tâm giáo dục thường xuyên
Nguyễn Thị Kim Linh
132 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào