Tổng hợp các Bộ luật Dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
Tổng hợp các Bộ luật Dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ?
Bộ Luật dân sự là một trong những đạo luật quan trọng của Việt Nam, là luật chung của hệ thống pháp luật điều chỉnh các quan hệ dân sự, quy định địa vị pháp lý, chuẩn mực pháp lý về cách ứng xử của cá nhân, pháp nhân; quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản của cá nhân, pháp nhân trong các quan hệ được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do ý chí, độc lập về tài sản và tự chịu trách nhiệm.
Cho đến nay, quá trình hình thành và phát triển của pháp luật dân sự Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn và đã có 03 Bộ luật Dân sự được ban hành.
(1) Bộ luật Dân sự 1995
Bộ luật Dân sự 1995 là Bộ luật Dân sự đầu tiên của nước Việt Nam. Bộ luật Dân sự 1995 được Quốc hội thông qua ngày 28/10/1995 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/1996, gồm 7 Phần và 838 Điều.
(2) Bộ luật Dân sự 2005
Bộ luật Dân sự 2005 được Quốc hội thông qua ngày 14/06/2005 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006, gồm 7 Phần và 777 Điều, thay thế Bộ luật Dân sự 1995.
(3) Bộ luật Dân sự 2015
Bộ luật Dân sự 2015 được Quốc hội thông qua ngày 24/11/2015 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2017, gồm 6 Phần và 689 Điều, thay thế Bộ luật Dân sự 2005.
Tổng hợp các Bộ luật Dân sự của Việt Nam qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)
05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự?
Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật Dân sự 2015, có 05 nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự đó là:
- Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.
- Cá nhân, pháp nhân xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.
- Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.
- Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
- Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân sự.
Người giám hộ của con chưa thành niên phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 46 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 46. Giám hộ
1. Giám hộ là việc cá nhân, pháp nhân được luật quy định, được Ủy ban nhân dân cấp xã cử, được Tòa án chỉ định hoặc được quy định tại khoản 2 Điều 48 của Bộ luật này (sau đây gọi chung là người giám hộ) để thực hiện việc chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi (sau đây gọi chung là người được giám hộ).
[...]
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 48. Người giám hộ
1. Cá nhân, pháp nhân có đủ điều kiện quy định tại Bộ luật này được làm người giám hộ.
2. Trường hợp người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ lựa chọn người giám hộ cho mình thì khi họ ở tình trạng cần được giám hộ, cá nhân, pháp nhân được lựa chọn là người giám hộ nếu người này đồng ý. Việc lựa chọn người giám hộ phải được lập thành văn bản có công chứng hoặc chứng thực.
3. Một cá nhân, pháp nhân có thể giám hộ cho nhiều người.
Căn cứ theo Điều 49 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:
Điều 49. Điều kiện của cá nhân làm người giám hộ
Cá nhân có đủ các điều kiện sau đây có thể làm người giám hộ:
1. Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
2. Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
3. Không phải là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
4. Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Như vậy, người giám hộ của con chưa thành niên phải đáp ứng các điều kiện dưới đây:
- Phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
- Có tư cách đạo đức tốt và các điều kiện cần thiết để thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
- Không được là người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội cố ý xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản của người khác.
- Không phải là người bị Tòa án tuyên bố hạn chế quyền đối với con chưa thành niên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?