Tổng hợp Bộ luật Lao động Việt Nam qua các thời kỳ?
Tổng hợp Bộ luật Lao động Việt Nam qua các thời kỳ?
Tổng hợp Bộ luật Lao động Việt Nam qua các thời kỳ chi tiết như sau:
[1] BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 1994
Bộ luật Lao động 1994 được ban hành theo Nghị quyết 94/1994/QH10 ngày 24 tháng 6 năm 1994, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 1995. Đây là Bộ luật Lao động đầu tiên của Việt Nam, bao gồm 7 Phần và 198 Điều.
Bộ luật Lao động 1994 đã được sửa đổi và bổ sung bởi lần lượt vào các năm 2002, 2006, 2007 như sau:
- Bộ luật Lao động 1994 đã được sửa đổi, bổ sung qua Bộ luật Lao động sửa đổi 2002, có hiệu lực từ ngày 01/01/2003.
- Các quy định của Bộ luật tiếp tục được bổ sung qua Bộ luật Lao động sửa đổi 2006, có hiệu lực từ ngày 01/07/2007.
- Bộ luật Lao động 1994 tiếp tục được sửa đổi và bổ sung theo Bộ luật Lao động sửa đổi 2007, có hiệu lực từ ngày 1/4/2007.
[2] BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2012
Bộ luật Lao động 2012 được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 18/6/2012 và có hiệu lực thi hành kể từ 01/5/2013, gồm có 17 chương và 242 điều.
[3] BỘ LUẬT LAO ĐỘNG 2019
Trải qua nhiều năm áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, Bộ luật Lao động 2012 đã và đang bộc lộ nhiều bất cập gây khó khăn cho việc áp dụng pháp luật.
Do đó, ngày 20/11/2019, Quốc hội đã thông qua Bộ luật Lao động 2019 với 90,06% đại biểu Quốc hội tán thành. Bộ luật Lao động 2019 ra đời nhằm bổ sung những quy định còn thiếu sót của Bộ luật Lao động 2012 cũng như để kịp thời cập nhật tình hình phát triển sôi động của đất nước.
Bộ luật Lao động 2019 được Quốc hội thông qua ngày 20 tháng 11 năm 2019 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2021. Bộ luật này có 17 Chương và 220 Điều.
Bộ luật được xây dựng nhằm mục tiêu cải cách và điều chỉnh các quy định sao cho phù hợp với bối cảnh đổi mới và hội nhập của Việt Nam. Bộ luật này chú trọng đến quyền lợi của người lao động trong các lĩnh vực như hợp đồng lao động, thời gian làm việc, chế độ nghỉ ngơi và các chính sách đãi ngộ.
* Trên đây là Tổng hợp Bộ luật Lao động Việt Nam qua các thời kỳ
Tổng hợp Bộ Luật Lao động Việt Nam qua các thời kỳ? (Hình từ Internet)
07 chính sách của Nhà nước về lao động trong năm 2024 là gì?
Theo Điều 4 Bộ luật Lao động 2019 quy định về chính sách của Nhà nước về lao động như sau:
[1] Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, người làm việc không có quan hệ lao động; khuyến khích những thỏa thuận bảo đảm cho người lao động có điều kiện thuận lợi hơn so với quy định của pháp luật về lao động.
[2] Bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, quản lý lao động đúng pháp luật, dân chủ, công bằng, văn minh và nâng cao trách nhiệm xã hội.
[3] Tạo điều kiện thuận lợi đối với hoạt động tạo việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động; áp dụng một số quy định của Bộ luật này đối với người làm việc không có quan hệ lao động.
[4] Có chính sách phát triển, phân bố nguồn nhân lực; nâng cao năng suất lao động; đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ, kỹ năng nghề cho người lao động; hỗ trợ duy trì, chuyển đổi nghề nghiệp, việc làm cho người lao động; ưu đãi đối với người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
[5] Có chính sách phát triển thị trường lao động, đa dạng các hình thức kết nối cung, cầu lao động.
[6] Thúc đẩy người lao động và người sử dụng lao động đối thoại, thương lượng tập thể, xây dựng quan hệ lao động tiến bộ, hài hòa và ổn định.
[7] Bảo đảm bình đẳng giới; quy định chế độ lao động và chính sách xã hội nhằm bảo vệ lao động nữ, lao động là người khuyết tật, người lao động cao tuổi, lao động chưa thành niên.
Năm 2024 những hành vi bị cấm trong lĩnh vực lao động là gì?
Theo Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động như sau:
- Phân biệt đối xử trong lao động.
- Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
- Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
- Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
- Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
- Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?