Từ ngày 20/11/2024, trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào?
Từ ngày 20/11/2024, trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Nghị định 125/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 21. Giải thể trường tiểu học
1. Trường tiểu học bị giải thể khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 51 của Luật Giáo dục.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định giải thể trường tiểu học.
[...]
Dẫn chiếu đến quy định tại khoản 2 Điều 51 Luật Giáo dục 2019, từ ngày 20/11/2024, trường mầm non bị giải thể trong các trường hợp dưới đây:
- Vi phạm nghiêm trọng quy định về quản lý, tổ chức và hoạt động của nhà trường.
- Hết thời hạn đình chỉ hoạt động giáo dục mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ.
- Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập nhà trường không còn phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.
- Không bảo đảm chất lượng giáo dục.
- Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường.
Từ ngày 20/11/2024, trường tiểu học bị giải thể trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng trường tiểu học công lập có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 10 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 10. Hội đồng trường
1. Hội đồng trường của trường công lập
a) Hội đồng trường của trường công lập là tổ chức quản trị nhà trường, thực hiện quyền đại diện sở hữu của nhà trường và các bên có lợi ích liên quan, chịu trách nhiệm quyết định về phương hướng hoạt động của nhà trường, huy động và giám sát việc sử dụng các nguồn lực dành cho nhà trường, gắn nhà trường với cộng đồng và xã hội, đảm bảo thực hiện mục tiêu giáo dục.
b) Thành phần của hội đồng trường công lập gồm: bí thư cấp ủy; hiệu trưởng; chủ tịch Công đoàn; bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; đại diện tổ chuyên môn, tổ văn phòng; đại diện chính quyền địa phương và ban đại diện cha mẹ học sinh.
Hội đồng trường có chủ tịch, phó chủ tịch, thư kí và các thành viên khác.
Số lượng thành viên của hội đồng trường tối thiểu là 07 người và tối đa là 11 người.
c) Nhiệm vụ và quyền hạn của hội đồng trường công lập: Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học; quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường; giám sát các hoạt động của nhà trường; giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
[...]
Như vậy, Hội đồng trường tiểu học công lập có các nhiệm vụ và quyền hạn dưới đây:
- Quyết nghị về chiến lược, tầm nhìn, kế hoạch, mục tiêu phát triển của nhà trường trong từng giai đoạn và từng năm học.
- Quyết nghị về quy chế hoặc sửa đổi, bổ sung quy chế tổ chức và hoạt động của nhà trường để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Quyết nghị về chủ trương sử dụng tài chính, tài sản của nhà trường.
- Giám sát các hoạt động của nhà trường.
- Giám sát việc thực hiện các nghị quyết của hội đồng trường, việc thực hiện quy chế dân chủ trong các hoạt động của nhà trường.
Nhiệm kì của phó hiệu trưởng trường tiểu học kéo dài mấy năm?
Căn cứ theo điểm c khoản 2 Điều 11 Điều lệ Trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định như sau:
Điều 11. Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng
[...]
2. Phó hiệu trưởng
a) Phó Hiệu trưởng là người giúp việc cho hiệu trưởng và chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng; chịu trách nhiệm điều hành công việc do hiệu trưởng phân công; điều hành hoạt động của nhà trường khi được hiệu trưởng ủy quyền.
b) Người được bổ nhiệm làm phó hiệu trưởng đối với trường công lập hoặc công nhận là phó hiệu trưởng đối với trường tư thục phải đạt mức cao của Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông; có đủ năng lực đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công và đảm bảo các yêu cầu: phải đạt trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo theo quy định của Luật Giáo dục đối với cấp tiểu học; đã dạy học ít nhất 05 năm (hoặc 04 năm đối với miền núi, hải đảo, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn) ở cấp tiểu học.
c) Nhiệm kì của phó hiệu trưởng trường tiểu học là 05 năm. Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được hiệu trưởng, viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
[...]
Theo quy định trên, nhiệm kì của phó hiệu trưởng trường tiểu học kéo dài trong 05 năm.
Sau mỗi năm học phó hiệu trưởng được hiệu trưởng, viên chức, người lao động trong trường góp ý và cấp có thẩm quyền đánh giá theo quy định.
Lưu ý: Nghị định 125/2024/NĐ-CP chính thức có hiệu lực từ ngày 20/11/2024.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Huân chương Lao động có mấy hạng? Mức tiền thưởng Huân chương Lao động hiện nay là bao nhiêu?
- Hoa Mai vàng có bao nhiêu cánh? Mục tiêu cụ thể của đề án Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành xứ sở Mai vàng của Việt Nam đến năm 2030 là gì?
- Học thêm trong nhà trường để bồi dưỡng học sinh giỏi có đóng tiền hay không?