Hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền?

Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 87/2024/NĐ-CP, các hành vi được xem là hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bao gồm:

- Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.

- Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành.

- Hành vi bán thấp hơn mức tối thiểu của khung giá do Nhà nước ban hành.

- Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành.

- Hành vi bán thấp hơn giá tối thiểu do Nhà nước ban hành.

Theo đó, mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước là từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.

Đây là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân vi phạm. Mức phạt tiền của tổ chức sẽ gấp 02 lần mức phạt tiền của cá nhân, theo khoản 4 Điều 3 Nghị định 87/2024/NĐ-CP.

Ngoài bị phạt tiền, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm còn phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả đó là buộc trả lại cho khách hàng toàn bộ tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định do hành vi vi phạm gây ra trong các trường hợp:

- Hành vi bán không đúng mức giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá cụ thể.

- Hành vi bán cao hơn mức tối đa của khung giá do Nhà nước ban hành.

- Hành vi bán cao hơn giá tối đa do Nhà nước ban hành.

Bên cạnh đó, tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ phải thông báo công khai nội dung biện pháp khắc phục hậu quả nêu trên lên phương tiện thông tin đại chúng trong thời hạn 30 ngày, trường hợp không xác định được khách hàng hoặc khách hàng từ chối nhận thì nộp toàn bộ số tiền chênh lệch do bán cao hơn mức giá quy định vào ngân sách nhà nước.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11102024/ban-hang-hoa.jpg

Hành vi vi phạm về định giá và bán hàng hóa, dịch vụ không đúng quy định của cơ quan nhà nước bị phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)

Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ là gì?

Căn cứ theo Điều 9 Luật Giá 2023, nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó là:

- Lập phương án giá hoặc báo cáo đánh giá chi tiết về các yếu tố hình thành giá hàng hóa, dịch vụ hoặc cung cấp kịp thời, chính xác, đầy đủ số liệu, tài liệu có liên quan theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phục vụ việc định giá hoặc triển khai, áp dụng các biện pháp quản lý, điều tiết giá khác theo quy định.

- Chấp hành văn bản định giá, biện pháp bình ổn giá của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

- Kê khai giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Giảm giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh phù hợp với các chính sách miễn, giảm thuế, phí nhằm hỗ trợ người tiêu dùng.

- Công khai thông tin về giá hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật.

- Giải quyết kịp thời các khiếu nại về giá hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh; bồi thường thiệt hại do hành vi vi phạm pháp luật về giá theo quy định của pháp luật.

Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền định giá hàng hóa, dịch không?

Căn cứ theo điểm d khoản 3 Điều 21 Luật Giá 2023 quy định như sau:

Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
[...]
3. Thẩm quyền, trách nhiệm định giá được quy định như sau:
a) Thủ tướng Chính phủ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng lớn đến kinh tế vĩ mô, đời sống người dân;
b) Bộ Tài chính định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực quản lý; hàng hóa, dịch vụ thuộc nhiều ngành, lĩnh vực quản lý và ảnh hưởng đến ngân sách nhà nước;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ định giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý theo quy định của pháp luật;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh định giá đối với hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn.
[...]

Như vậy, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền định giá hàng hóa, dịch vụ theo thẩm quyền thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn. Còn Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã sẽ không có thẩm quyền này.

Xử phạt vi phạm hành chính
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Xử phạt vi phạm hành chính
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 xử phạt giao thông đường bộ đã có chưa?
Hỏi đáp Pháp luật
www.vr.org.vn tra cứu phạt nguội nhanh nhất trên Cục Đăng kiểm Việt Nam 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Cung cấp thông tin xúc phạm danh nhân anh hùng dân tộc bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi xây tường cản trở việc sử dụng đất của người khác bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nước ngoài có bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai khi vi phạm tại Việt Nam hay không?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách xác định số lợi bất hợp pháp trong lĩnh vực đất đai 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi bị kiểm tra hành chính nếu không có CCCD sẽ phải nộp phạt 500.000 đồng?
Hỏi đáp Pháp luật
Năm 2024, mức phạt tiền đối với hành vi bỏ hoang đất là bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mức xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến giấy tờ, chứng từ trong việc sử dụng đất là bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Xử phạt vi phạm hành chính
Nguyễn Thị Kim Linh
206 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào