Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?

Ngày 09/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1131/QĐ-TTG năm 2024 về Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định 1131/QĐ-TTG năm 2024, một trong những nhóm nhiệm vụ trọng tâm của Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đó là phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế, bao gồm:

- Phát triển các hành lang kinh tế Bắc - Nam theo hướng cao tốc Bắc Nam phía Đông, phía Tây, quốc lộ 1 (Bắc Ninh - Hà Nội - Ninh Bình), hành lang kinh tế Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, hành lang kinh tế ven biển vịnh Bắc Bộ (từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Kim Sơn (Ninh Bình)), hành lang QL18 (Nội Bài - Hạ Long).

Tập trung phát triển các ngành sản xuất công nghiệp và dịch vụ hiện đại: Điện tử, sản xuất phần mềm, trí tuệ nhân tạo, sản xuất ô tô, công nghiệp phụ trợ, các dịch vụ thương mại, logistics, tài chính - ngân hàng, du lịch, viễn thông, y tế chuyên sâu. Mở rộng phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, hình thành các vùng sản xuất quy mô lớn gắn với công nghiệp chế biến.

Tập trung phát triển chuỗi sản phẩm tổng hợp về du lịch văn hóa, lịch sử, tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng, giải trí biển, du lịch đô thị tại khu vực động lực du lịch Hà Nội - Quảng Ninh - Hải Phòng - Ninh Bình.

- Hoàn thiện mạng lưới giao thông đồng bộ, hiện đại, thông minh, ứng dụng công nghệ số để kết nối nội vùng, liên vùng và quốc tế; phát triển vận tải đa phương thức, phát huy lợi thế về cảng biển, cảng hàng không, đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nội địa và các hành lang kết nối của vùng.

Đẩy nhanh tiến độ, hoàn thành dứt điểm một số công trình hạ tầng giao thông trọng điểm quốc gia có tính liên kết vùng, hạ tầng số, hạ tầng đô thị, các dự án giao thông đô thị, các tuyến vành đai, các trục hướng tâm, hệ thống giao thông tĩnh. Phát triển hạ tầng đô thị của Hà Nội: Đường sắt đô thị, không gian ngầm, giải quyết dứt điểm tình trạng tắc nghẽn giao thông, úng ngập.

- Tập trung đầu tư hạ tầng viễn thông, hạ tầng số hiện đại, an toàn, nhất là hạ tầng viễn thông băng rộng, điện toán đám mây, IoT... Đẩy mạnh xã hội hoá đầu tư các công trình văn hóa, thể thao, du lịch. Chú trọng đầu tư các công trình thu gom, xử lý rác thải, nước thải, chống ngập, nhất là tại Hà Nội, các đô thị lớn. Phát triển đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; cải tạo, nâng cấp hệ thống thuỷ lợi, đê sông, đê biển, nhất là các tuyến đê cấp 3, cấp đặc biệt thuộc hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình; chú trọng đầu tư các công trình phòng, chống thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Hình thành các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu công nghệ thông tin tập trung, khu thương mại tự do trên cơ sở hoàn thiện chính sách, mô hình phát triển và quản lý nhằm tạo đột phá trong thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đổi mới mô hình tăng trưởng của vùng. Xây dựng kết cấu hạ tầng các khu kinh tế, khu công nghiệp, khu thương mại tự do đồng bộ, hiện đại, gắn với các hành lang liên kết quốc tế, liên kết vùng, có sức hấp dẫn đầu tư, có tính cạnh tranh quốc tế.

https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/11102024/dong-bang-song-hong%20(1).jpg

Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050? (Hình từ Internet)

Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 là gì?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030 đó là:

- Đồng bằng Sông Hồng là vùng phát triển nhanh, bền vững, có cơ cấu kinh tế hợp lý, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc; tập trung phát triển công nghiệp, dịch vụ hiện đại và nông nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, xanh, tuần hoàn có giá trị kinh tế cao.

- Trở thành trung tâm giáo dục, đào tạo nhân lực chất lượng cao của cả nước; đi đầu về phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, kinh tế số, xã hội số.

- Có hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, hiện đại, đô thị thông minh, có tính kết nối cao.

- Tình trạng ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông và ngập úng cơ bản được giải quyết.

- Tổ chức đảng, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

- Khối đại đoàn kết toàn dân tộc được tăng cường; quốc phòng, an ninh được giữ vững; quan hệ đối ngoại mở rộng, hội nhập quốc tế hiệu quả.

- Đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân được nâng cao, dẫn đầu cả nước.

- Xây dựng Thủ đô Hà Nội “Văn hiến - Văn minh - Hiện đại”, trở thành trung tâm, động lực thúc đẩy phát triển vùng và cả nước, phấn đấu ngang tầm thủ đô các nước phát triển trong khu vực.

Mục tiêu cụ thể đến năm 2030, tỷ trọng kinh tế số vùng đồng bằng Sông Hồng đạt bao nhiêu % GRDP?

Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 30-NQ/TW năm 2022 quy định như sau:

II- QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU
[...]
3. Một số chỉ tiêu cụ thể đến năm 2030
- Giai đoạn 2021 - 2030, tăng trưởng GRDP đạt bình quân khoảng 9%/năm. Đến năm 2030, GRDP vùng tăng khoảng 3 lần so với năm 2020 (giá hiện hành), trong đó nông, lâm và thủy sản chiếm khoảng 3,5%; công nghiệp - xây dựng chiếm khoảng 47%; dịch vụ chiếm khoảng 41%, thuế sản phẩm trừ trợ cấp chiếm khoảng 8,5%. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 274 triệu đồng/người/năm. Tốc độ tăng năng suất lao động bình quân đạt trên 7%. Đóng góp bình quân của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng giai đoạn 2021 - 2030 đạt 55%. Kinh tế số đạt khoảng 35% GRDP. Tỷ lệ đô thị hóa đạt trên 55%; có 100% số xã đạt chuẩn nông thôn mới, trong đó có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao; 20% số xã đạt chuẩn nông thôn mới kiểu mẫu.
[...]

Như vậy, mục tiêu cụ thể đến năm 2030 phấn đấu tỷ trọng kinh tế số vùng đồng bằng Sông Hồng đạt khoảng 35% GRDP.

Quy hoạch vùng
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quy hoạch vùng
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Ban hành Kế hoạch Quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Kế hoạch thực hiện quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Hỏi đáp Pháp luật
Việc điều chỉnh quy hoạch được thực hiện trong trường hợp nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước lập quy hoạch vùng gồm những gì? Quy định về đánh giá môi trường chiến lược trong lập quy hoạch như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quy hoạch vùng
Nguyễn Thị Kim Linh
149 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào