Kế hoạch Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
- Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
- Trường nào trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030?
- Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050?
Ngày 11/10/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1161/QĐ-TTg năm 2024 về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.
Theo đó, một trong những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc trong giai đoạn 2021-2025 đó là tập trung phát triển kết cấu hạ tầng, ưu tiên phát triển hệ thống giao thông kết nối với Thủ đô Hà Nội, vùng đồng bằng sông Hồng, tiểu vùng Bắc Trung Bộ và với Trung Quốc, Lào.
Trước hết tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng giao thông để phát triển các hành lang kinh tế gắn với thành phố Hà Nội và vùng đồng bằng sông Hồng như Hà Nội - Bắc Giang - Lạng Sơn - Cao Bằng, Hà Nội - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Thái Nguyên - Bắc Kạn, Hà Nội - Tuyên Quang - Hà Giang, Phú Thọ - Vĩnh Phúc - Hà Nội - Hưng Yên - Hải Dương - Hải Phòng, Hà Nội - Phú Thọ - Tuyên Quang - Bắc Kạn - Cao Bằng.
Đẩy nhanh tiến độ, chuẩn bị và khởi công xây dựng các tuyến đường sắt tốc độ cao Lạng Sơn - Hà Nội, Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh. Xây dựng, nâng cấp hạ tầng logistics, hạ tầng các khu kinh tế cửa khẩu, các khu du lịch, hạ tầng thông tin, truyền thông và hạ tầng kinh tế số.
Cụ thể như sau:
- Giai đoạn 2021 - 2025:
+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Hữu Nghị - Chi Lăng, Tuyên Quang - Phú Thọ, Chợ Mới - Bắc Kạn, Tuyên Quang - Hà Giang và tuyến nối Lai Châu với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tập trung đầu tư nâng cấp một số đoạn ưu tiên trên các đường vành đai 1 (quốc lộ 4), vành đai 2 (quốc lộ 279) và vành đai 3 (quốc lộ 37) và một số tuyến như quốc lộ 2, quốc lộ 2C, quốc lộ 3B, quốc lộ 6, quốc lộ 12, quốc lộ 15, quốc lộ 31, quốc lộ 32C...
+ Về hàng không, đầu tư cảng hàng không Sa Pa theo hình thức đối tác công tư (PPP); đầu tư nâng cấp cảng hàng không Điện Biên.
+ Về đường sắt, cải tạo, nâng cấp các ga hàng hoá để khai thác hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có; đầu tư kết nối tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai.
+ Về đường thủy, đầu tư nạo vét luồng lạch tại các điểm nghẽn hạ tầng trên sông Hồng để kết nối thuận lợi về Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh; thu hút đầu tư ngoài ngân sách vào các cảng cạn tại Lào Cai, Phú Thọ, Lạng Sơn, Cao Bằng; nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
- Giai đoạn 2026 - 2030:
+ Về đường bộ, hoàn thành các tuyến đường bộ cao tốc, tiền cao tốc, gồm: Đồng Đăng - Trà Lĩnh; Hoà Bình - Mộc Châu - Sơn La, Đoan Hùng - Chợ Bến; vành đai 5 qua địa bàn tỉnh Thái Nguyên và Bắc Giang; tuyến nổi Hà Giang với cao tốc Nội Bài - Lào Cai; mở rộng theo quy hoạch một số tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư (Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình...).
+ Về hàng không, nghiên cứu, kêu gọi đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) hoặc các hình thức đầu tư khác đối với các cảng hàng không trong vùng như: Nà Sản, Lai Châu với phương châm đẩy mạnh phân cấp cho các địa phương là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
+ Về đường sắt, đầu tư tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, nghiên cứu đầu tư tuyến đường sắt Hà Nội - Đồng Đăng.
+ Về đường thủy nội địa, đầu tư nâng cấp tuyến vận tải thủy Việt Trì - Yên Bái - Lào Cai; tiếp tục nâng cao hiệu quả khai thác vận tải thủy trên các lòng hồ thủy điện trong vùng.
Kế hoạch Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050? (Hình từ Internet)
Trường nào trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030?
Căn cứ theo tiết c Tiểu mục 1 Mục 2 Quyết định 1161/QĐ-TTg năm 2024 nêu rõ như sau:
II. NỘI DUNG CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
1. Các nhóm nhiệm vụ trọng tâm
[...]
c) Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là giáo dục nghề cho đồng bào dân tộc thiểu số, đáp ứng với nhu cầu của từng tiểu vùng, từng khu vực; chú trọng thu hút, sử dụng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực có trình độ tại chỗ. Thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động đến năm 2030 gắn với đẩy mạnh thông tin thị trường lao động. Xây dựng và thực hiện có hiệu quả chính sách quản lý lao động và bảo hiểm thất nghiệp.
- Phát triển Thái Nguyên là khu vực nghiên cứu - đào tạo, phát triển nhận lực chất lượng cao cho toàn vùng. Từng bước chuẩn bị điều kiện để phát triển Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng; Trường Đại học Nông Lâm Bắc Giang (Bắc Giang); Trường Đại học Hùng Vương (Phú Thọ) thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của tiểu vùng khi có điều kiện về nguồn vốn, trong đó ưu tiên đào tạo và thực hành nghề chất lượng cao, nghiên cứu - quảng bá - bảo tồn văn hóa, lịch sử và lối sống của cộng đồng dân tộc. Nghiên cứu tiềm năng phát triển các trường đại học cấp tiểu vùng tại Điện Biên và Lai Châu.
[...]
Như vậy, Kế hoạch thực hiện Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 xác định Trường Đại học Tây Bắc (Sơn La) trở thành cơ sở giáo dục đại học trọng điểm của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.
Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Quyết định 1161/QĐ-TTg năm 2024, Quy hoạch vùng Trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 phải đáp ứng 05 yêu cầu dưới đây:
- Đảm bảo tính tuân thủ, tính kế thừa các chương trình hành động, kế hoạch thực hiện quy hoạch cấp quốc gia, kế hoạch đầu tư công đã được phê duyệt; đảm bảo tính liên kết, thống nhất, không chồng lấn, mâu thuẫn giữa các nhiệm vụ, chương trình, dự án của các ngành, các địa phương.
- Đảm bảo tính khả thi, linh hoạt, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và bối cảnh hội nhập quốc tế.
- Huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để vùng trung du và miền núi phía Bắc trở thành vùng phát triển nhanh và bền vững, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư phát triển các ngành kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn
- Phân bổ nguồn lực có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn; kết hợp hài hòa giữa các nguồn lực, đầu tư công có tính dẫn dắt tăng trưởng nguồn vốn đầu tư xã hội để tạo ra sự phát triển đột phá, thúc đẩy quá trình chuyển đổi mô hình phát triển của các ngành, lĩnh vực, vùng lãnh thổ và địa phương theo hướng giá trị cao và hiệu quả cao.
- Đề cao tính chủ động, sáng tạo, linh hoạt của các địa phương trong triển khai thực hiện; đẩy mạnh phân cấp, phân quyền cho các địa phương đầu tư kết cấu hạ tầng, đặc biệt là các công trình hạ tầng giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa, cảng hàng không, sân bay, cấp nước, giáo dục, y tế.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?