Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm?

Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm? Vận tải hành khách bằng xe ô tô có được chở hàng hóa nguy hiểm không?

Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm?

Căn cứ Điều 10 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm:

Điều 10. Điều kiện đối với phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm
1. Phương tiện vận chuyển phải đủ điều kiện tham gia giao thông theo quy định của pháp luật. Thiết bị chuyên dùng của phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải bảo đảm tiêu chuẩn quốc gia hoặc quy chuẩn kỹ thuật quốc gia hoặc theo quy định của Bộ quản lý chuyên ngành.
2. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Nếu trên một phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó. Vị trí dán biểu trưng ở hai bên, phía trước và phía sau của phương tiện đảm bảo dễ quan sát, nhận biết.
3. Phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm, sau khi dỡ hết hàng hóa nguy hiểm nếu không tiếp tục vận tải loại hàng hóa đó thì phải được làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm. Đơn vị vận tải, người điều khiển phương tiện có trách nhiệm làm sạch và bóc hoặc xóa biểu trưng nguy hiểm trên phương tiện khi không tiếp tục vận chuyển loại hàng hóa nguy hiểm đó.

Theo quy định trên, phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán biểu trưng hàng hóa nguy hiểm. Vì vậy xe tải vận chuyển hàng hóa nguy hiểm không phân biệt bao nhiêu tấn thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm.

Trường hợp trên phương tiện có nhiều loại hàng hóa nguy hiểm khác nhau thì phương tiện phải dán đủ biểu trưng của các loại hàng hóa đó.

Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm?

Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm? (Hình từ Internet)

Vận tải hành khách bằng xe ô tô có được chở hàng hóa nguy hiểm không?

Căn cứ Điều 68 Luật Giao thông đường bộ 2008 quy địnha vận tải hành khách bằng xe ô tô:

Điều 68. Vận tải hành khách bằng xe ô tô
1. Người vận tải, người lái xe khách phải chấp hành các quy định sau đây:
a) Đón, trả hành khách đúng nơi quy định;
b) Không chở hành khách trên mui, trong khoang chở hành lý hoặc để hành khách đu, bám bên ngoài xe;
c) Không chở hàng nguy hiểm, hàng có mùi hôi thối hoặc động vật, hàng hóa khác có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách;
d) Không chở hành khách, hành lý, hàng hóa vượt quá trọng tải, số người theo quy định;
e) Không để hàng hóa trong khoang chở hành khách; có biện pháp giữ gìn vệ sinh trong xe.
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tổ chức và quản lý hoạt động vận tải hành khách bằng xe ô tô.

Theo quy định trên, người vận tải, người lái xe khách vận tải hàng hóa bằng xe ô tô không được chở hàng hóa nguy hiểm có ảnh hưởng đến sức khỏe của hành khách.

Có bao nhiêu loại hàng hóa nguy hiểm?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định phân loại hàng hóa nguy hiểm:

Điều 4. Phân loại hàng hóa nguy hiểm
1. Tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:
a) Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ;
Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng.
Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể.
Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng.
Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.
[...]

Như vậy, tùy theo tính chất hóa, lý, hàng hoá nguy hiểm được phân thành 9 loại và nhóm loại sau đây:

[1] Loại 1. Chất nổ và vật phẩm dễ nổ

Nhóm 1.1: Chất và vật phẩm có nguy cơ nổ rộng

Nhóm 1.2: Chất và vật phẩm có nguy cơ bắn tóe nhưng không nổ rộng

Nhóm 1.3: Chất và vật phẩm có nguy cơ cháy và nguy cơ nổ nhỏ hoặc bắn tóe nhỏ hoặc cả hai, nhưng không nổ rộng

Nhóm 1.4: Chất và vật phẩm có nguy cơ không đáng kể

Nhóm 1.5: Chất không nhạy nhưng có nguy cơ nổ rộng

Nhóm 1.6: Vật phẩm đặc biệt không nhạy, không có nguy cơ nổ rộng.

[2] Loại 2. Khí

Nhóm 2.1: Khí dễ cháy

Nhóm 2.2: Khí không dễ cháy, không độc hại

Nhóm 2.3: Khí độc hại

[3] Loại 3. Chất lỏng dễ cháy và chất nổ lỏng khử nhạy

[4] Loại 4

Nhóm 4.1: Chất rắn dễ cháy, chất tự phản ứng và chất nổ rắn được ngâm trong chất lỏng hoặc bị khử nhạy

Nhóm 4.2: Chất có khả năng tự bốc cháy

Nhóm 4.3: Chất khi tiếp xúc với nước tạo ra khí dễ cháy

[5] Loại 5

Nhóm 5.1: Chất ôxi hóa

Nhóm 5.2: Perôxít hữu cơ

[6] Loại 6

Nhóm 6.1: Chất độc.

Nhóm 6.2: Chất gây nhiễm bệnh.

[7] Loại 7: Chất phóng xạ;

[8] Loại 8: Chất ăn mòn;

[9] Loại 9: Chất và vật phẩm nguy hiểm khác.

Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024?

Căn cứ Phụ lục 4 ban hành kèm theo Nghị định 34/2024/NĐ-CP quy định mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm như sau:

Tải về mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024 Tại đây

Vận chuyển hàng hóa
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vận chuyển hàng hóa
Hỏi đáp Pháp luật
Xe tải bao nhiêu tấn khi vận chuyển hàng hóa nguy hiểm thì phải dán nhãn hàng nguy hiểm?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với người lái phương tiện vận chuyển hàng hóa nguy hiểm bằng đường thủy nội địa như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu giấy đề nghị cấp Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Điều kiện đối với người tham gia vận chuyển hàng hóa nguy hiểm trên đường bộ từ ngày 15/05/2024 là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Vận chuyển hàng hóa từ kho chứa hàng miễn thuế đến cửa hàng miễn thuế mà không thông báo cho cơ quan hải quan thì bị xử phạt như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Những loại hàng hóa nguy hiểm nào khi vận chuyển bắt buộc phải có người áp tải?
Hỏi đáp Pháp luật
Giấy phép vận chuyển hàng hóa nguy hiểm có hiệu lực trên toàn quốc đúng không?
Hỏi đáp Pháp luật
Không đóng cốp xe ô tô khi vận chuyển hàng hóa có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu hợp đồng vận chuyển hàng hóa chuẩn pháp lý sử dụng nhiều nhất năm 2023?
Hỏi đáp Pháp luật
Chi phí vận chuyển hàng hóa đến cảng trả hàng quá cao so với giá thị trường của hàng hóa đó thì người được bảo hiểm có quyền từ bỏ đối tượng bảo hiểm hàng hải không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vận chuyển hàng hóa
Phan Vũ Hiền Mai
122 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào