Cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập ngắn gọn, đơn giản nhất kèm mẫu?
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập ngắn gọn, đơn giản nhất?
Bản kiểm điểm không thuộc bài sẽ do học sinh tự viết hoặc điền theo mẫu có sẵn. Nội dung và mục đích của bản kiểm điểm là điểm lại hành vi không thuộc bài của mình, từ đó rút kinh nghiệm và cam kết không tái phạm lần sau.
Hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập dành cho học sinh ngắn gọn, đơn giản dưới đây:
(1) Quốc hiệu và tiêu ngữ: là bắt buộc đối với một văn bản hành chính được sử dụng tại các đơn vị, doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức Nhà nước... quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP. Theo đó, bản kiểm điểm sẽ ghi quốc hiệu là: "CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM" và tiêu ngữ là: "Độc lập - Tự do - Hạnh phúc” theo định dạng và kích thước chuẩn.
(2) Tên văn bản: là "BẢN KIỂM ĐIỂM"
(3) Người nhận: Bản kiểm điểm gửi cho ai? Bạn ghi rõ tên (kèm chức vụ) của người nhận bản kiểm điểm.
Ví dụ: Kính gửi: Thầy Nguyễn Văn A - Giáo viên chủ nhiệm lớp 10A Trường THPT ABC;
(4) Thông tin người viết: Bản kiểm điểm phải có thông tin của người viết, bao gồm:
- Họ tên, lớp, trường học, năm học (nếu là học sinh).
(5) Nội dung kiểm điểm: Phải trình bày rõ ràng và trung thực về những hành vi, kết quả công tác, học tập của mình trong khoảng thời gian được quy định, nêu ra những ưu điểm và khuyết điểm, thừa nhận lỗi sai và cam kết sửa chữa, đề xuất các giải pháp cải thiện bản thân.
(6) Địa điểm và thời gian làm bản kiểm điểm.
(7) Ý kiến của người liên quan (nếu có kèm chữ ký) và chữ ký của người viết bản tự kiểm điểm.
Tham khảo bản kiểm điểm không làm bài tập dành cho học sinh dưới đây:
Mẫu số 01 Tải về
Mẫu số 02 Tải về
Mẫu số 03 Tải về
Cách viết bản kiểm điểm không làm bài tập ngắn gọn, đơn giản nhất kèm mẫu? (Hình từ Internet)
Căn cứ đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh trung học được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 22 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về đánh giá kết quả học tập và rèn luyện của học sinh như sau:
- Học sinh được kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo quy chế đánh giá và xếp loại học sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Việc kiểm tra, đánh giá học sinh được thực hiện theo quy định của chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành; bảo đảm tính toàn diện, công bằng, trung thực, khách quan, vì sự tiến bộ của học sinh, coi trọng việc động viên khuyến khích học sinh tiến bộ; chú trọng đánh giá quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhiều phương pháp, hình thức, kỹ thuật và công cụ khác nhau; không so sánh học sinh này với học sinh khác và không gây áp lực cho học sinh, giáo viên và cha mẹ học sinh.
- Học sinh học tiểu học ở trường phổ thông có nhiều cấp học học hết chương trình tiểu học, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được hiệu trưởng xác nhận vào học bạ việc hoàn thành chương trình tiểu học.
- Học sinh học hết chương trình trung học cơ sở, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học cơ sở.
- Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì được dự thi tốt nghiệp và nếu đạt yêu cầu thì được Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo cấp bằng tốt nghiệp trung học phổ thông.
Học sinh học hết chương trình trung học phổ thông, đủ điều kiện dự thi theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo nhưng không dự thi tốt nghiệp hoặc thi tốt nghiệp không đạt yêu cầu thì được hiệu trưởng cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông.
- Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong đánh giá kết quả học tập, giáo dục học sinh được thực hiện theo lộ trình phù hợp với điều kiện thực tế của cơ sở giáo dục, bảo đảm yêu cầu đánh giá vì sự phát triển học sinh, thúc đẩy các phương pháp và hình thức dạy học, giáo dục phát triển phẩm chất, năng lực học sinh.
Học sinh các cấp có nhiệm vụ như thế nào?
(1) Đối với học sinh tiểu học
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường Tiểu học ban hành kèm theo Thông tư 28/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:
- Học tập, rèn luyện theo kế hoạch giáo dục, nội quy của nhà trường; có ý thức tự giác học tập, rèn luyện để phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực theo mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông cấp tiểu học.
- Thực hiện đầy đủ và hiệu quả nhiệm vụ học tập; biết cách tự học dưới sự hướng dẫn của giáo viên; chủ động, tích cực tham gia các hoạt động trải nghiệm, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống; rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Hiếu thảo với cha mẹ, ông bà; kính trọng, lễ phép với thầy giáo, cô giáo và người lớn tuổi; đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ bạn bè, em nhỏ, người già, người khuyết tật và người có hoàn cảnh khó khăn.
- Chấp hành nội quy, bảo vệ tài sản nhà trường và nơi công cộng; chấp hành trật tự an toàn giao thông; giữ gìn vệ sinh và bảo vệ môi trường.
- Góp phần vào các hoạt động xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường, địa phương.
(2) Đối với học sinh trung học
Căn cứ theo Điều 34 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ của học sinh như sau:
- Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.
- Kính trọng cha mẹ, cán bộ, giáo viên, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.
- Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.
- Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp học, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình, tham gia lao động và hoạt động xã hội, hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.
- Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung ôn tập thi Trạng Nguyên Tiếng Việt Vòng Sơ khảo - Cấp Trường (Vòng 7) năm học 2024-2025? Quy định tổ chức vòng sơ khảo? Hướng dẫn chi tiết đăng ký, đăng nhập?
- Thời gian làm việc ngân hàng Agribank năm 2024 như thế nào?
- Mẫu thiệp chúc mừng năm mới 2025? Cơ quan nào có thẩm quyền cho phép các địa phương tổ chức bắn pháo hoa nổ dịp Tết Nguyên đán?
- Thời gian mở cửa Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 là khi nào?
- Bảng quy ước kí hiệu chữ số dành cho người khuyết tật do Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn?