Cách tính hệ số K trong kế toán? Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?
Cách tính hệ số K trong kế toán mới nhất hiện nay?
Tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 có hướng dẫn về hệ số K trong kế toán như sau:
- Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
- Hệ thống cảnh báo thực hiện theo tham số K.
Công thức tính hệ số K trong kế toán được quy định như sau:
Lưu ý: Tổng giá trị bán ra trên hóa đơn là giá trị chưa bao gồm thuế GTGT.
Tổng giá trị hàng hóa mua vào là tổng giá trị hàng hóa mua vào chưa bao gồm thuế GTGT
Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?
Khi hệ số K quy định > hệ số K thực tế tại đơn vị: Được coi là an toàn. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp đã bán ra ít hơn số lượng hàng hóa đã mua vào và còn tồn kho.
Khi hệ số K quy định < hệ số K thực tế tại đơn vị: Được coi là có rủi ro. Tức là doanh nghiệp đã bán ra nhiều hơn số lượng hàng hóa mà họ đã mua vào và còn tồn kho. Điều này có thể báo hiệu việc doanh nghiệp có thể đang xuất hóa đơn khống hoặc có các giao dịch không minh bạch.
Lưu ý:
Ngưỡng rủi ro: Mức ngưỡng K bao nhiêu được coi là rủi ro còn tùy thuộc vào từng ngành nghề, quy định của cơ quan thuế tại thời điểm đó,...
Trên đây là câu trả lời cho "Cách tính hệ số K trong kế toán? Hệ số K bao nhiêu là rủi ro?"
Cách tính hệ số K trong kế toán? Hệ số K bao nhiêu là rủi ro? (Hình từ Internet)
07 trường hợp bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử?
Tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về việc doanh nghiệp bị ngừng sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
(1) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh chấm dứt hiệu lực mã số thuế;
(2) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp cơ quan thuế xác minh và thông báo không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;
(3) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh thông báo với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tạm ngừng kinh doanh;
(4) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác, hộ, cá nhân kinh doanh có thông báo của cơ quan thuế về việc ngừng sử dụng hóa đơn điện tử để thực hiện cưỡng chế nợ thuế;
(5) Trường hợp có hành vi sử dụng hóa đơn điện tử để bán hàng nhập lậu, hàng cấm, hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
(6) Trường hợp có hành vi lập hóa đơn điện tử phục vụ mục đích bán khống hàng hóa, cung cấp dịch vụ để chiếm đoạt tiền của tổ chức, cá nhân bị cơ quan chức năng phát hiện và thông báo cho cơ quan thuế;
(7) Trường hợp cơ quan đăng ký kinh doanh, cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh ngành, nghề kinh doanh có điều kiện khi phát hiện doanh nghiệp không có đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Căn cứ kết quả thanh tra, kiểm tra, nếu cơ quan thuế xác định doanh nghiệp được thành lập để thực hiện mua bán, sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp hoặc sử dụng không hợp pháp hóa đơn điện tử để trốn thuế theo quy định thì cơ quan thuế ban hành quyết định ngừng sử dụng hóa đơn điện tử; doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Nội dung cơ bản nào phải có trên hóa đơn điện tử?
Tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định nội dung cơ bản phải có trên hóa đơn điện tử bao gồm:
- Tên hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn
- Tên liên hóa đơn
- Số hóa đơn
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người bán
- Tên, địa chỉ, mã số thuế của người mua
- Tên, đơn vị tính, số lượng, đơn giá hàng hóa, dịch vụ, thành tiền chưa có thuế GTGT, thuế suất GTGT, tổng số tiền thuế GTGT theo từng loại thuế suất, tổng cộng tiền thuế GTGT, tổng tiền thanh toán đã có thuế GTGT.
- Chữ ký của người bán, chữ ký của người mua.
- Thời điểm lập hóa đơn
- Thời điểm ký số trên hóa đơn điện tử
- Mã của cơ quan thuế đối với hóa đơn điện tử có
- Phí, lệ phí thuộc ngân sách nhà nước, chiết khấu thương mại, khuyến mại (nếu có) và các nội dung khác liên quan (nếu có).
- Tên, mã số thuế của tổ chức nhận in hóa đơn đối với hóa đơn do cơ quan thuế đặt in.
- Chữ viết, chữ số và đồng tiền thể hiện trên hóa đơn.
Lưu ý: Trong một số trường hợp tại khoản 14 Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP thì hóa đơn điện tử không bắt buộc phải có đầy đủ những nội dung nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?