Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất?
Ngày 14/11/2022, Quốc hội thông qua Luật Thanh tra 2022. Tính đến thời điểm hiện nay (tháng 10/2024), Luật Thanh tra 2022 vẫn đang được áp dụng.
Về mục đích hoạt động thanh tra:
- Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục;
- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Dưới đây là tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra 2022 (cập nhật đến tháng 10/2024):
[1] Nghị quyết 37/2023/UBTVQH15 quy định về cơ quan thanh tra được trích một phần từ các khoản tiền thu hồi phát hiện qua thanh tra sau khi nộp vào ngân sách nhà nước do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
[2] Nghị định 43/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thanh tra
[3] Nghị định 03/2024/NĐ-CP quy định về cơ quan thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và hoạt động của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành
[4] Thông tư 29/2024/TT-BGTVT quy định về điều kiện, tiêu chuẩn, trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành của người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải; nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra ngành Giao thông vận tải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
[5] Thông tư 04/2024/TT-TTCP quy định về xây dựng, phê duyệt Định hướng chương trình thanh tra và ban hành kế hoạch thanh tra do Tổng Thanh tra Chính phủ ban hành
Tổng hợp các văn bản hướng dẫn Luật Thanh tra mới nhất? (Hình từ Internet)
Tổng hợp các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra hiện nay?
Tại Điều 8 Luật Thanh tra 2022 có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra hiện nay bao gồm:
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn thanh tra để thực hiện hành vi trái pháp luật, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; lạm quyền trong quá trình tiến hành thanh tra.
- Thanh tra không đúng thẩm quyền, không đúng với nội dung quyết định thanh tra, kế hoạch tiến hành thanh tra đã được phê duyệt.
- Cố ý không ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật mà theo quy định của pháp luật phải tiến hành thanh tra; bao che cho đối tượng thanh tra; cố ý kết luận sai sự thật; kết luận, quyết định, xử lý trái pháp luật; không kiến nghị khởi tố và chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm được phát hiện qua thanh tra đến cơ quan điều tra để xem xét, quyết định việc khởi tố vụ án hình sự theo quy định của pháp luật.
- Đưa hối lộ, nhận hối lộ, môi giới hối lộ trong hoạt động thanh tra.
- Tiết lộ thông tin, tài liệu liên quan đến cuộc thanh tra khi kết luận thanh tra chưa được công khai.
- Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động thanh tra; tác động làm sai lệch kết quả thanh tra, kết luận, kiến nghị thanh tra.
- Không cung cấp thông tin, tài liệu hoặc cung cấp không kịp thời, không đầy đủ, không trung thực, thiếu chính xác; chiếm đoạt, tiêu hủy tài liệu, vật chứng liên quan đến nội dung thanh tra.
- Chống đối, cản trở, mua chuộc, đe dọa, trả thù, trù dập người tiến hành thanh tra, người thực hiện giám sát, người thực hiện thẩm định, người cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan thực hiện chức năng thanh tra; gây khó khăn cho hoạt động thanh tra.
- Hành vi khác bị nghiêm cấm theo quy định của luật.
Cơ quan nào sẽ thực hiện chức năng thanh tra?
Tại Điều 9 Luật Thanh tra 2022 có quy định các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra như sau:
[1] Cơ quan thanh tra theo cấp hành chính bao gồm:
- Thanh tra Chính phủ;
- Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra tỉnh);
- Thanh tra quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Thanh tra huyện);
- Cơ quan thanh tra tại đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quy định.
[2] Cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực bao gồm:
- Thanh tra Bộ, cơ quan ngang Bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra Bộ);
- Thanh tra Tổng cục, Cục thuộc Bộ và tương đương (sau đây gọi chung là Thanh tra Tổng cục, Cục);
- Thanh tra sở.
[3] Cơ quan thanh tra ở cơ quan thuộc Chính phủ.
[4] Cơ quan thanh tra trong Quân đội nhân dân, Công an nhân dân, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cơ quan cơ yếu Chính phủ.
[5] Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu biên bản ghi nhận dấu vết trên thân thể người bị nạn khi bị TNGT mới nhất?
- 10 biện pháp phòng tránh lừa đảo trên không gian mạng phổ biến 2024?
- Giấy xác nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ phòng cháy và chữa cháy và cách điền 2024?
- Mẫu báo cáo định kỳ của doanh nghiệp sản xuất, nhập phương tiện thiết bị dán nhãn năng lượng mới nhất 2024?
- 07 yếu tố chọn bình chứa mẫu nước thải sinh hoạt theo TCVN 5999:1995?