Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Bình Định mới nhất 2024?
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Bình Định mới nhất 2024?
Tại Quyết định 36/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Theo đó, từ ngày 15/8/2024, diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Bình Định được quy định như sau:
[1] Thửa đất ở sau khi tách thửa phải đảm bảo diện tích và kích thước tối thiểu như sau:
- Đất ở tại đô thị là 40 m², kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 03 m;
- Đất ở tại nông thôn là 50 m², kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài (chiều sâu) thửa đất tối thiểu 04 m.
[2] Đối với tách thửa đất nông nghiệp còn lại sau khi đã được xác định diện tích đất ở theo quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều 141 Luật Đất đai 2024 (là đất vườn, ao trong cùng thửa đất có nhà ở) thực hiện đồng thời với việc xin chuyển mục đích sử dụng sang đất ở; Diện tích, kích thước thửa đất tách thửa chuyển mục đích sử dụng sang đất ở phải đảm bảo theo quy định tại Mục [1]
[3] Trường hợp thửa đất có nhiều mục đích sử dụng đất trong đó có mục đích đất ở, người sử dụng đất có nhu cầu tách một phần diện tích đất ở và đất khác thì thửa đất sau khi tách phải đảm bảo điều kiện, diện tích tối thiểu đất ở theo quy định tại Mục [1]
(theo quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 5 Điều 4 Quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định 36/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định)
Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Bình Định mới nhất 2024? (Hình từ Internet)
Diện tích tối thiểu tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nông nghiệp tỉnh Bình Định là bao nhiêu?
Tại khoản 3, khoản 4 Điều 4 Quy định về điều kiện, diện tích tối thiểu được tách thửa đất, hợp thửa đất đối với từng loại đất trên địa bàn tỉnh Bình Định ban hành kèm theo Quyết định 36/2024/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định có quy định về diện tích tối thiểu tách thửa đất phi nông nghiệp không phải là đất ở, đất nông nghiệp như sau:
[1] Đối với đất phi nông nghiệp
- Diện tích tối thiểu tách thửa đối với đất phi nông nghiệp không phải là đất ở (không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê) là 100 m², kích thước chiều rộng (mặt tiền) và chiều dài từ 05 m trở lên;
- Diện tích tối thiểu tách thửa đối với các dự án đầu tư thực hiện theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
[2] Đối với đất nông nghiệp
- Đất trồng cây hàng năm, đất làm muối là 500 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05 m trở lên;
- Đất trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản là 1.000 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 10 m trở lên;
- Đất rừng sản xuất là 5.000 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 50 m trở lên;
- Đất chăn nuôi tập trung: Người sử dụng đất được tách thửa theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
- Đất nông nghiệp khác:
+ Người đang sử dụng đất có nguồn gốc đất không thuộc dự án đầu tư được Nhà nước giao, cho thuê là 500 m², kích thước chiều rộng và chiều dài từ 05 m trở lên;
+ Người đang sử dụng đất có nguồn gốc được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư thì được tách thửa theo quyết định chủ trương đầu tư, quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.
Những giấy chứng nhận nào dùng làm căn cứ để tách thửa đất?
Tại Điều 220 Luật Đất đai 2024 có quy định về tách thửa đất như sau:
Điều 220. Tách thửa đất, hợp thửa đất
1. Việc tách thửa đất, hợp thửa đất phải bảo đảm các nguyên tắc, điều kiện sau đây:
a) Thửa đất đã được cấp một trong các loại giấy chứng nhận: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
b) Thửa đất còn trong thời hạn sử dụng đất;
c) Đất không có tranh chấp, không bị kê biên để bảo đảm thi hành án, không bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Trường hợp đất có tranh chấp nhưng xác định được phạm vi diện tích, ranh giới đang tranh chấp thì phần diện tích, ranh giới còn lại không tranh chấp của thửa đất đó được phép tách thửa đất, hợp thửa đất;
Theo đó, một trong những điều kiện để được tách thửa đất chính là thửa đất phải có giấy chứng nhận, dưới đây là những giấy chứng nhận được dùng là căn cứ để tách thửa đất:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất,
- Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở,
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất,
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?