Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào?

Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào? Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là gì?

Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp?

Căn cứ Điều 119 Hiến pháp 2013 có quy định cụ thể như sau:

Điều 119.
1. Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp.
Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.
2. Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước và toàn thể Nhân dân có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp.
Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Theo đó, Hiến pháp là luật cơ bản của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có hiệu lực pháp lý cao nhất. Mọi văn bản pháp luật khác phải phù hợp với Hiến pháp. Mọi hành vi vi phạm Hiến pháp đều bị xử lý.

Như vậy, theo Hiến pháp 2013, các chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp gồm:

- Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội

- Chủ tịch nước

- Chính phủ

- Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, các cơ quan khác của Nhà nước

- Toàn thể Nhân dân

Cơ chế bảo vệ Hiến pháp do luật định.

Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào?

Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào? (Hình từ Internet)

Hiến pháp được thông qua khi nào?

Căn cứ theo khoản 4 Điều 120 Hiến pháp 2013 có quy định cụ thể như sau:

Điều 120.
1. Chủ tịch nước, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Quốc hội có quyền đề nghị làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp. Quốc hội quyết định việc làm Hiến pháp, sửa đổi Hiến pháp khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành.
2. Quốc hội thành lập Ủy ban dự thảo Hiến pháp. Thành phần, số lượng thành viên, nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Quốc hội quyết định theo đề nghị của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
3. Ủy ban dự thảo Hiến pháp soạn thảo, tổ chức lấy ý kiến Nhân dân và trình Quốc hội dự thảo Hiến pháp.
4. Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.
5. Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Như vậy, theo quy định, Hiến pháp được thông qua khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội biểu quyết tán thành. Việc trưng cầu ý dân về Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Thời hạn công bố, thời điểm có hiệu lực của Hiến pháp do Quốc hội quyết định.

Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là gì?

Tại Điều 10 Hiến pháp 2013 có nêu cụ thể như sau:

Điều 10.
Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội; tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Như vậy, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) quy định Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp công nhân và của người lao động.

Bên cạnh đó, Hiến pháp Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện cho người lao động, chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động;

+ Tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xã hội;

+ Tham gia kiểm tra, thanh tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp về những vấn đề liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động;

+ Tuyên truyền, vận động người lao động học tập, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hiến pháp
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Hiến pháp
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ thể nào có trách nhiệm bảo vệ Hiến pháp? Hiến pháp được thông qua khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nội dung cơ bản của Hiến pháp 2013 Nhà nước Việt Nam?
Hỏi đáp pháp luật
Ai có thẩm quyền đề nghị Quốc hội sửa đổi Hiến pháp?
Hỏi đáp pháp luật
Nguyên thủ quốc gia là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Nhiệm vụ, quyền hạn của HĐND thành phố trực thuộc Trung ương trong tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật?
Hỏi đáp pháp luật
Quyền, trách nhiệm của Quốc hội về làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Tòa án Hiến pháp là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp dân định là gì?
Hỏi đáp pháp luật
Hiến pháp khâm định là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Hiến pháp
Nguyễn Thị Hiền
675 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào