Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM ở đâu? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM ở đâu?
Hiện nay, địa chỉ Viện Kiểm sát nhân dân TP. HCM được đề cập tại một số văn bản sau:
[1] Quy định 565/QyĐ-VKS năm 2020 về công tác thường trực bảo vệ Cơ quan Viện kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh
[2] Thông báo 189/TB-VKS-P15 năm 2016 về tuyển dụng công chức ngạch nghiệp vụ kiểm sát, nghiệp vụ văn thư lưu trữ và nghiệp vụ kế toán do Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hồ Chí Minh có đề cập đến địa chỉ của Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM.
...và một số văn bản khác...
Theo đó, người dân có thể liên hệ công việc với Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM tại địa chỉ:
số 120 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, phường Bến Nghé, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh
Lưu ý: Địa chỉ Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hồ Chí Minh trên được cập nhật tại thời điểm hiện nay (tháng 10/2024). Tùy vào từng thời kỳ mà địa chỉ có thể thay đổi theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
Địa chỉ Viện kiểm sát nhân dân TP. HCM ở đâu? Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định như thế nào?
Tại Điều 46 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về cơ cấu tổ chức của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh như sau:
- Tổ chức bộ máy của Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
+ Ủy ban kiểm sát;
+ Văn phòng;
+ Các phòng và tương đương.
- Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có Viện trưởng, các Phó Viện trưởng, Kiểm sát viên, Kiểm tra viên, công chức khác và người lao động khác.
Riêng đối với Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh được quy định tại Điều 47 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 như sau:
- Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh gồm có:
+ Viện trưởng;
+ Các Phó Viện trưởng;
+ Một số Kiểm sát viên.
- Số lượng thành viên Ủy ban kiểm sát, các Kiểm sát viên quy định tại điểm c khoản 1 Điều 47 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 do Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh.
- Ủy ban kiểm sát Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh họp do Viện trưởng chủ trì để thảo luận và quyết định những vấn đề sau đây:
+ Việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, chỉ thị, thông tư và quyết định của Viện kiểm sát nhân dân tối cao; việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của Viện kiểm sát nhân dân cấp cao;
+ Báo cáo tổng kết công tác với Viện kiểm sát nhân dân cấp trên, báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp;
+ Xét tuyển người đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện đủ điều kiện dự thi vào ngạch Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp;
+ Xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Kiểm sát viên cao cấp, Kiểm sát viên trung cấp, Kiểm sát viên sơ cấp đang công tác tại Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh và cấp huyện.
- Ủy ban kiểm sát ban hành nghị quyết khi thực hiện thẩm quyền tại khoản 3 Điều 47 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Nghị quyết của Ủy ban kiểm sát phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành; trường hợp biểu quyết ngang nhau thì thực hiện theo phía có ý kiến của Viện trưởng. Nếu Viện trưởng không nhất trí với ý kiến của đa số thành viên Ủy ban kiểm sát thì thực hiện theo quyết định của đa số, nhưng có quyền báo cáo Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
- Theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban kiểm sát thảo luận, cho ý kiến về các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động phức tạp để Viện trưởng xem xét, quyết định.
Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay là gì?
Tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 có quy định về nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân hiện nay:
- Viện kiểm sát nhân dân do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tại Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Viện kiểm sát nhân dân có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Ngày 4 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 4/2/2025 là mùng mấy tết?
- Ngày 6 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Ngày 6/2/2025 là mùng mấy tết?
- Tổng hợp mẫu quyết định bổ nhiệm chuẩn nhất cho mọi chức vụ năm 2025?
- Cách tính mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH từ ngày 01/7/2025?