Trường hợp nào đào ngũ thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc?
- Trường hợp nào đào ngũ thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc?
- Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
- Tội đào ngũ do Tòa án nào có thẩm quyền xét xử?
Trường hợp nào đào ngũ thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 143/2023/TT-BQP quy định về đào ngũ như sau:
Điều 21. Đào ngũ
1. Người nào đào ngũ thì bị kỷ luật cảnh cáo, hạ bậc lương.
2. Nếu vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc
a) Là chỉ huy;
b) Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
c) Lôi kéo người khác tham gia;
d) Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
đ) Khi đang làm nhiệm vụ.
Như vậy, nếu đào ngũ mà vi phạm một trong các trường hợp sau thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức, giáng cấp bậc quân hàm, tước quân hàm sĩ quan đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc:
- Là chỉ huy;
- Đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm;
- Lôi kéo người khác tham gia;
- Gây hậu quả nhưng chưa đến mức độ nghiêm trọng;
- Khi đang làm nhiệm vụ.
Trường hợp nào đào ngũ thì bị kỷ luật từ giáng chức, cách chức đến tước danh hiệu quân nhân, buộc thôi việc? (Hình từ Internet)
Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật mà còn vi phạm bị truy cứu trách nhiệm hình sự bao nhiêu năm tù?
Căn cứ theo Điều 402 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đào ngũ như sau:
Điều 402. Tội đào ngũ
1. Người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Mang theo, vứt bỏ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự hoặc tài liệu bí mật quân sự;
d) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong khi thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, người nào rời bỏ hàng ngũ quân đội nhằm trốn tránh nghĩa vụ trong thời chiến hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi đào ngũ mà còn vi phạm hoặc gây hậu quả nghiêm trọng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội đào ngũ và có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm.
Lưu ý: Tùy vào mức độ, hành vi, tình tiết và tính chất vụ việc mà Tòa án quyết định người phạm tội phải chịu mức án nào.
Tội đào ngũ do Tòa án nào có thẩm quyền xét xử?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 163 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền điều tra như sau:
Điều 163. Thẩm quyền điều tra
[...]
2. Cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự.
[...]
Căn cứ tại khoản 1 Điều 268 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án như sau:
Điều 268. Thẩm quyền xét xử của Tòa án
1. Tòa án nhân dân cấp huyện và Tòa án quân sự khu vực xét xử sơ thẩm những vụ án hình sự về tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng, trừ những tội phạm:
a) Các tội xâm phạm an ninh quốc gia;
b) Các tội phá hoại hoà bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh;
c) Các tội quy định tại các điều 123, 125, 126, 227, 277, 278, 279, 280, 282, 283, 284, 286, 287, 288, 337, 368, 369, 370, 371, 399 và 400 của Bộ luật hình sự;
d) Các tội phạm được thực hiện ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
[...]
Căn cứ tại điểm a khoản 1 Điều 272 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định về thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự như sau:
Điều 272. Thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
1. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử:
a) Vụ án hình sự mà bị cáo là quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu; dân quân, tự vệ trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc phối thuộc với Quân đội nhân dân trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu; công dân được điều động, trưng tập hoặc hợp đồng vào phục vụ trong Quân đội nhân dân;
b) Vụ án hình sự mà bị cáo không thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này liên quan đến bí mật quân sự hoặc gây thiệt hại đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của quân nhân tại ngũ, công chức, công nhân, viên chức quốc phòng, quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện hoặc kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu hoặc gây thiệt hại đến tài sản, danh dự, uy tín của Quân đội nhân dân hoặc phạm tội trong doanh trại quân đội hoặc khu vực quân sự do Quân đội nhân dân quản lý, bảo vệ.
2. Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tất cả tội phạm xảy ra trong địa bàn thiết quân luật.
Theo đó, tội đào ngũ do cơ quan điều tra trong Quân đội nhân dân điều tra các tội phạm thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án quân sự
Như vậy, Tòa án quân sự có thẩm quyền xét xử tội đào ngũ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?