Giáo viên có được sử dụng kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh để mua sắm máy móc, trang thiết bị cho giáo viên không?
Giáo viên có được sử dụng kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh để mua sắm máy móc, trang thiết bị cho giáo viên không?
Căn cứ tại khoản 4 Điều 10 Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh như sau:
Điều 10. Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh
[...]
4. Ban đại diện cha mẹ học sinh không được quyên góp của người học hoặc gia đình người học:
a) Các khoản ủng hộ không theo nguyên tắc tự nguyện.
b) Các khoản ủng hộ không phục vụ trực tiếp cho hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Theo đó, không sử dụng các khoản kinh phí của Ban đại diện cha mẹ học sinh cho các mục đích sau: “Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường, trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh, vệ sinh lớp học, vệ sinh trường, khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường, mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường, hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục, sửa chữa nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường".
Như vậy, giáo viên không được sử dụng kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh để mua sắm máy móc, trang thiết bị cho giáo viên.
Lưu ý: Kinh phí hoạt động của Ban đại diện cha mẹ học sinh do Ban đại diện cha mẹ học sinh quản lý, sử dụng và chỉ phục vụ các hoạt động trực tiếp của Ban đại diện cha mẹ học sinh.
Giáo viên có được sử dụng kinh phí Ban đại diện cha mẹ học sinh để mua sắm máy móc, trang thiết bị cho giáo viên không? (Hình từ Internet)
Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp có nhiệm vụ và quyền hạn nào?
Căn cứ theo Điều 4 Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như sau:
(1) Nhiệm vụ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên bộ môn tổ chức các hoạt động giáo dục học sinh;
- Phối hợp với giáo viên chủ nhiệm lớp chuẩn bị nội dung của các cuộc họp cha mẹ học sinh trong năm học;
- Tham gia giáo dục đạo đức cho học sinh; bồi dưỡng, khuyến khích học sinh giỏi, giúp đỡ học sinh yếu kém, vận động học sinh đã bỏ học trở lại tiếp tục học tập; giúp đỡ học sinh nghèo, học sinh khuyết tật và học sinh có hoàn cảnh khó khăn khác.
(2) Quyền của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp:
- Quyết định triệu tập các cuộc họp cha mẹ học sinh theo quy định (trừ cuộc họp đầu năm học cử Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp) sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp;
- Tổ chức lấy ý kiến cha mẹ học sinh của lớp về biện pháp quản lý giáo dục học sinh để kiến nghị cụ thể với giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên bộ môn về biện pháp nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức, chất lượng dạy học;
- Phối hợp tổ chức các hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, giáo dục truyền thống, hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể thao để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện cho học sinh sau khi thống nhất với giáo viên chủ nhiệm lớp.
Nhiệm kỳ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp kéo dài trong bao lâu?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 3 Điều lệ Ban đại hiện cha mẹ học sinh ban hành kèm theo Thông tư 55/2011/TT-BGDĐT quy định về nhiệm kỳ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp như sau:
Điều 3. Tổ chức của Ban đại diện cha mẹ học sinh
[...]
3. Nhiệm kỳ của Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp, Ban đại diện cha mẹ học sinh trường là một năm học; các Ban đại diện cha mẹ học sinh hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau, riêng Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
4. Các thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh có thể thay đổi, bổ sung khi cần thiết theo đề nghị của trưởng ban. Việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp do toàn thể cha mẹ học sinh lớp quyết định; việc thay đổi, bổ sung thành viên Ban đại diện cha mẹ học sinh trường do toàn thể Ban đại diện cha mẹ học sinh trường quyết định.
[...]
Như vậy, nhiệm kỳ Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp kéo dài trong một năm học, hết nhiệm kỳ khi bắt đầu năm học tiếp sau.
Còn đối với Ban đại diện cha mẹ học sinh lớp cuối cấp học sẽ hết nhiệm kỳ khi kết thúc năm học.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?