Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017?
Căn cứ Tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 quy định trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu mà cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự phải có bao gồm:
[1] Dụng cụ, đồ nghề phục vụ bảo dưỡng
- Bộ cờ lê
- Bộ tròng, khẩu
- Bộ kìm, búa, tuốc-nơ-vít
- Dụng cụ tháo, lắp dùng khi nén
- Dụng cụ đo khe hở
- Dụng cụ vệ sinh bằng khí nén
- Đèn pin hoặc đèn soi thông dụng
- Dụng cụ đo áp suất và bơm hơi lốp xe
- Đồng hồ đo điện đa năng
- Khay đựng chi tiết tháo rời
[2] Dụng cụ, thiết bị chuyên dùng
- Cầu nâng hoặc bàn nâng xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô con, ô tô khách từ 16 chỗ trở xuống, ô tô VAN, ô tô PICKUP, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ đến 3,5 tấn, xe bốn bánh có gắn động cơ)
- Hầm kiểm tra xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe ô tô khách trên 16 chỗ, ô tô tải và ô tô chuyên dùng có khối lượng toàn bộ trên 3,5 tấn trong trường hợp Cơ sở không trang bị cầu nâng hoặc bàn nâng xe phù hợp)
- Kích nâng, mễ kê
- Dụng cụ hứng dầu thải
- Dụng cụ bơm dầu, bơm mỡ
- Các dụng cụ chuyên dùng phục vụ tháo, lắp
- Dụng cụ kiểm tra lực siết
- Các loại dụng cụ, thiết bị kiểm tra hệ thống điện
- Thiết bị sạc ắc quy
- Các thiết bị kiểm tra hệ thống nhiên liệu (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Các thiết bị kiểm tra bảo dưỡng hệ thống điều hòa (đối với các xe có trang bị hệ thống điều hòa không khí)
- Thiết bị chẩn đoán động cơ và tình trạng kỹ thuật của xe phù hợp với các loại xe Cơ sở thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa (áp dụng với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa xe có trang bị ECU điều khiển, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Thiết bị làm sạch động cơ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Dụng cụ hoặc thiết bị đo độ chụm bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Dụng cụ, thiết bị bảo dưỡng, sửa chữa thân vỏ
- Bơm nước rửa xe
- Máy nén khí
- Phun sơn
- Đèn sấy phục vụ sơn
[3] Thiết bị kiểm tra xuất xưởng
- Thiết bị kiểm tra độ trượt ngang (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Thiết bị kiểm tra góc đặt bánh xe (áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa các loại xe có hệ thống treo độc lập, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Thiết bị kiểm tra góc quay lái của bánh xe dẫn hướng (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Thiết bị kiểm tra lực phanh trên các bánh xe
- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước (kiểm tra được cường độ sáng theo đơn vị Cd hoặc bội số của Cd và độ lệch tâm chùm sáng theo phương thẳng đứng và phương ngang). Nội dung kiểm tra độ lệch chùm sáng có thể được thực hiện bằng màn đo tọa độ (không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
- Thiết bị kiểm tra khí thải (phù hợp với loại nhiên liệu sử dụng cho xe, không áp dụng đối với Cơ sở bảo dưỡng, sửa chữa rơ moóc, sơ mi rơ moóc)
[4] Các thiết bị kiểm tra xuất xưởng được bảo dưỡng để duy trì trạng thái hoạt động bình thường và định kỳ được kiểm tra, xác nhận tình trạng hoạt động.
[5] Các thiết bị có truyền động cần có bộ phận che chắn an toàn.
Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự phải có trang thiết bị, dụng cụ tối thiểu nào theo Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017? (Hình từ Internet)
Các công việc nào thực hiện tại Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô?
Căn cứ Tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 quy định các công việc tối thiểu thực hiện tại Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự như sau:
Mặt bằng tổng thể của Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô gồm những gì?
Căn cứ Tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11794:2017 quy định yêu cầu kỹ thuật:
4. Yêu cầu kỹ thuật
4.1. Yêu cầu về mặt bằng và các khu vực của Cơ sở
4.1.1. Mặt bằng tổng thể: mặt bằng của Cơ sở bao gồm nhà xưởng, phòng điều hành, kho phụ tùng, đường giao thông nội bộ, khu vực rửa xe, khu vực tiếp nhận, bàn giao xe, nơi tập kết rác công nghiệp.
4.1.2. Nhà xưởng: nhà xưởng được xây dựng chắc chắn, có mái che, cửa ra vào (nếu có) thuận tiện, phù hợp với loại xe vào bảo dưỡng, sửa chữa.
4.1.3. Nhà xưởng được bố trí thông thoáng hoặc có hệ thống thông gió, có hệ thống chiếu sáng phù hợp với điều kiện làm việc, phù hợp với điều kiện vệ sinh công nghiệp, không bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết.
4.1.4. Các khu vực phục vụ công việc bảo dưỡng, sửa chữa và các khu vực khác với số lượng tối thiểu như quy định tại Bảng 1. Các khu vực được phân chia rõ ràng, có biển báo, chỉ dẫn phù hợp.
[...]
Như vậy, mặt bằng tổng thể của Cơ sở bảo dưỡng sửa chữa ô tô và các phương tiện tương tự bao gồm nhà xưởng, phòng điều hành, kho phụ tùng, đường giao thông nội bộ, khu vực rửa xe, khu vực tiếp nhận, bàn giao xe, nơi tập kết rác công nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?