Viêm gan C lây truyền qua những đường nào? Phương pháp điều trị viêm gan C cấp như thế nào?

Viêm gan C lây truyền qua những đường nào? Phương pháp điều trị viêm gan C cấp hiện nay như thế nào?

Viêm gan C lây truyền qua những đường nào?

Tại Mục 1 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2024 có quy định như sau:

1. ĐẠI CƯƠNG
Bệnh viêm gan vi rút C là bệnh truyền nhiễm do vi rút viêm gan C (Hepatis C Virus: HCV) gây ra. HCV có cấu trúc di truyền là sợi đơn RNA, thuộc họ Flaviviridae. HCV có 6 kiểu gen: 1, 2, 3, 4, 5, 6. Mỗi kiểu gen lại chia thành nhiều dưới nhóm khác nhau. Ở Việt Nam, kiểu gen thường gặp nhất là 1 và 6. Các kiểu gen 2 và 3 ít gặp hơn. HCV chủ yếu lây qua đường máu, ngoài ra còn lây qua đường tình dục, mẹ truyền sang con.
Thuốc kháng vi-rút tác dụng trực tiếp (DAA) có thể chữa khỏi hơn 95% số người bị nhiễm viêm gan C, nhưng khả năng tiếp cận chẩn đoán và điều trị còn thấp. Hiện chưa có vắc-xin hiệu quả chống lại vi rút viêm gan C.
Trên toàn cầu, Tổ chức Y tế Thế giới ước tính có khoảng 50 triệu người bị viêm gan vi rút C mạn, với khoảng 1 triệu trường hợp nhiễm mới xảy ra mỗi năm. Năm 2022, ước tính có khoảng 242.000 người tử vong vì viêm gan C, chủ yếu là do xơ gan và ung thư biểu mô tế bào gan (ung thư gan nguyên phát).
Việt Nam là nước có gánh nặng về bệnh gan đứng thứ 4 trong khu vực Tây Thái Bình Dương. Tỷ lệ nhiễm vi rút viêm san C mạn tính theo giám sát huyết thanh học năm 2018 là 1%; tỷ lệ này cao hơn nhiều ở người sống chung với HIV và tiêm chích ma túy, năm 2021, theo ước tính gánh nặng bệnh tật của Tổ chức Y tế Thế giới; Bộ Y tế Việt Nam và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ, nước ta có hơn 900.000 người bị nhiễm HCV mạn trong đó có gần 5.000 người tử vong do bệnh gan liên quan đến HCV.

Theo đó, bệnh viêm gan C có thể lây truyền qua 03 con đường:

- Lây qua đường máu,

- Lây qua đường tình dục,

- Lây từ mẹ truyền sang con.

Cũng theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2024, nước ta có hơn 900.000 người bị nhiễm viêm gan C mạn trong đó có gần 5.000 người tử vong do bệnh gan liên quan đến viêm gan C.

Viêm gan C lây truyền qua những đường nào?  Phương pháp điều trị viên gan C cấp như thế nào?

Viêm gan C lây truyền qua những đường nào? Phương pháp điều trị viêm gan C cấp như thế nào? (Hình từ Internet)

Phương pháp điều trị viêm gan C cấp như thế nào?

Tại Mục 3 Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm gan vi rút C ban hành kèm theo Quyết định 2855/QĐ-BYT năm 2024 có quy định về phương pháp điều trị viêm gan C cấp như sau:

Điều trị viêm gan ví rút C cấp: Khoảng 25% bệnh nhân viêm gan cấp có thể tự khỏi trong vòng 6 tháng.

- Điều trị hỗ trợ: nghỉ ngơi và điều trị triệu chứng.

- Điều trị đặc hiệu:

+ Điều trị sofosbuvir/velpatasvir hoặc glecaprevir/pibrentasvir trong thời gian 8 tuần nếu cần thiết.

+ Xét nghiệm tải lượng HCV RNA ở tuần thứ 12 sau khi hoàn thành điều trị (SVR12) hoặc xét nghiệm trong khoảng thời gian tuần thứ 12 đến tuần thứ 24 nếu không làm được SVR 12 để đánh giá khả năng khỏi bệnh.

Chính sách của Nhà nước về phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện nay là gì?

Theo quy định tại Điều 5 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về chính sách của nhà nước về phòng chống bệnh truyền nhiễm như sau:

- Ưu tiên, hỗ trợ đào tạo chuyên ngành y tế dự phòng.

- Ưu tiên đầu tư nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ, hệ thống giám sát phát hiện bệnh truyền nhiễm, nghiên cứu sản xuất vắc xin, sinh phẩm y tế.

- Hỗ trợ, khuyến khích nghiên cứu khoa học, trao đổi và đào tạo chuyên gia, chuyển giao kỹ thuật trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Hỗ trợ điều trị, chăm sóc người mắc bệnh truyền nhiễm do rủi ro nghề nghiệp và trong các trường hợp cần thiết khác.

- Hỗ trợ thiệt hại đối với việc tiêu hủy gia súc, gia cầm mang tác nhân gây bệnh truyền nhiễm theo quy định của pháp luật.

- Huy động sự đóng góp về tài chính, kỹ thuật và nhân lực của toàn xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Mở rộng hợp tác với các tổ chức quốc tế, các nước trong khu vực và trên thế giới trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

Nguyên tắc phòng, chống bệnh truyền nhiễm hiện nay là gì?

Tại Điều 4 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm 2007 có quy định về nguyên tắc phòng chống bệnh truyền nhiễm hiện nay. Cụ thể:

- Lấy phòng bệnh là chính trong đó thông tin, giáo dục, truyền thông, giám sát bệnh truyền nhiễm là biện pháp chủ yếu. Kết hợp các biện pháp chuyên môn kỹ thuật y tế với các biện pháp xã hội, hành chính trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm.

- Thực hiện việc phối hợp liên ngành và huy động xã hội trong phòng, chống bệnh truyền nhiễm; lồng ghép các hoạt động phòng, chống bệnh truyền nhiễm vào các chương trình phát triển kinh tế - xã hội.

- Công khai, chính xác, kịp thời thông tin về dịch.

- Chủ động, tích cực, kịp thời, triệt để trong hoạt động phòng, chống dịch.

Khám chữa bệnh
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khám chữa bệnh
Hỏi đáp Pháp luật
Giá dịch vụ khám chữa bệnh tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên áp dụng từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Bạch Mai từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám chữa bệnh tại Bệnh viện Chợ Rẫy từ ngày 01/11/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về nhân sự khi cấp giấy phép hoạt động khám chữa bệnh đối với bệnh viện là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện từ ngày 01/7/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Danh mục kỹ thuật chuyên môn trong khám bệnh chữa bệnh thực hiện đến 30/6/2026?
Hỏi đáp Pháp luật
Giá khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu được quy định như thế nào theo Thông tư 21?
Hỏi đáp Pháp luật
Các khoản chi phí trong yếu tố hình thành giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh được xác định theo một trong các cách nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Từ 17/10/2024, thông tin về giá so sánh của dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh cùng loại phải đáp ứng các yêu cầu gì?
Hỏi đáp Pháp luật
02 phương pháp định giá dịch vụ khám, chữa bệnh từ 17/10/2024?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khám chữa bệnh
Huỳnh Minh Hân
152 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào