Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không? Các trường nào cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở?

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 2 Điều 3 Thông tư 05/2024/TT-BXD thông báo về việc cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam được quy định như sau:

Điều 3. Thông báo về việc cho thuê nhà ở của cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê. Nội dung văn bản thông báo bao gồm tên chủ sở hữu, địa chỉ nhà ở cho thuê, thời gian cho thuê, số ký hiệu và ngày, tháng, năm cấp giấy chứng nhận về quyền sở hữu đối với nhà ở cho thuê, mục đích sử dụng nhà ở cho thuê và gửi kèm theo bản sao giấy chứng nhận về quyền sở hữu đối với nhà ở đó.
2. Trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở, cá nhân nước ngoài phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê biết để theo dõi, quản lý.
[...]

Như vậy, cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam phải gửi văn bản thông báo về việc cho thuê nhà ở đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê trước khi ký hợp đồng cho thuê nhà ở thuộc sở hữu của mình.

Đồng thời, khi chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà ở phải có văn bản thông báo về việc chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà gửi đến cơ quan quản lý nhà ở cấp huyện nơi có nhà ở cho thuê biết để theo dõi và quản lý trong thời hạn tối đa 15 ngày, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng.

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?

Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không? (Hình từ Internet)

Quyền của cá nhân nước ngoài khi sở hữu nhà ở tại Việt Nam là gì?

Theo khoản 2 Điều 20 Luật Nhà ở 2023 quy định về quyền của chủ sở hữu nhà ở là cá nhân nước ngoài như sau:

Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam có quyền của chủ sở hữu đối với nhà ở như công dân Việt Nam nhưng phải tuân thủ các quy định sau đây:

- Chỉ được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế và sở hữu nhà ở theo đúng số lượng quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 và được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở đó;

- Trường hợp tổ chức, cá nhân nước ngoài được tặng cho, được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 hoặc vượt quá số lượng nhà ở quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023 thì chỉ được hưởng giá trị của nhà ở;

- Đối với cá nhân nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá 50 năm, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận và được gia hạn một lần với thời hạn không quá 50 năm nếu có nhu cầu; thời hạn sở hữu nhà ở phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với công dân Việt Nam đang sinh sống tại Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như công dân Việt Nam.

Trường hợp cá nhân nước ngoài kết hôn với người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam thì được sở hữu nhà ở và có quyền của chủ sở hữu nhà ở như người Việt Nam định cư ở nước ngoài;

- Đối với tổ chức nước ngoài thì được sở hữu nhà ở theo thỏa thuận trong giao dịch mua bán, thuê mua, tặng cho, nhận thừa kế nhà ở nhưng không quá thời hạn ghi trong giấy chứng nhận đầu tư cấp cho tổ chức đó, bao gồm cả thời gian được gia hạn; thời hạn sở hữu nhà ở được tính từ ngày tổ chức được cấp Giấy chứng nhận và được ghi rõ trong Giấy chứng nhận này;

- Trước khi hết thời hạn sở hữu nhà ở theo quy định, chủ sở hữu có thể trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác thực hiện quyền tặng cho hoặc bán nhà ở này cho đối tượng thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam; nếu quá thời hạn được sở hữu nhà ở mà chủ sở hữu không bán, tặng cho thì nhà ở đó thuộc tài sản công.

Trường hợp bên được tặng cho, mua nhà ở là đối tượng quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 thì có quyền quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật Nhà ở 2023.

Các trường hợp nào cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở?

Theo Điều 22 Luật Nhà ở 2023 quy định về các trường cá nhân nước ngoài không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở như sau:

(1) Cá nhân nước ngoài thuộc trường hợp quy định sau đây không được cấp Giấy chứng nhận đối với nhà ở mà chỉ được bán hoặc tặng cho nhà ở này cho đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:

- Cá nhân nước ngoài được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở không thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 17 Luật Nhà ở 2023 hoặc vượt quá số lượng nhà ở được phép sở hữu theo quy định tại Điều 19 Luật Nhà ở 2023 hoặc thuộc khu vực cần bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 16 Luật Nhà ở 2023.

- Tổ chức nước ngoài không hoạt động tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài không được phép nhập cảnh vào Việt Nam nhưng được tặng cho, được thừa kế nhà ở tại Việt Nam.

(2) Đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 22 Luật Nhà ở 2023 được trực tiếp hoặc ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác bán hoặc tặng cho nhà ở; đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 22 Luật Nhà ở 2023 được ủy quyền cho tổ chức, cá nhân khác đang cư trú, hoạt động tại Việt Nam bán hoặc tặng cho nhà ở.

(3) Đối tượng được thừa kế nhà ở có cả tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở và không thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thì các bên phải thống nhất xử lý tài sản thừa kế là nhà ở này theo một trong các trường hợp sau đây:

- Để cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam thừa kế nhà ở này; tổ chức, cá nhân không thuộc trường hợp sở hữu nhà ở tại Việt Nam được hưởng giá trị của nhà ở này tương ứng với phần tài sản được thừa kế;

- Tặng cho hoặc bán nhà ở này cho tổ chức, cá nhân thuộc trường hợp được sở hữu nhà ở tại Việt Nam để hưởng giá trị.

Nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Download đơn xin sửa chữa nhà ở viết tay?
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng giá cho thuê nhà ở cũ của nhà nước tại TP. HCM từ ngày 03/12/2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu báo cáo định kỳ hàng tháng kết quả triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát theo Công văn 5935?
Hỏi đáp Pháp luật
Thống nhất mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Nhà ở 2023, nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào chủ nhà phá dỡ nhà ở đang cho thuê không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
535 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào