Điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm lên hạng 1 từ ngày 08/11/2024 là gì?
Điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm lên hạng 1 từ ngày 08/11/2024 là gì?
Căn cứ Điều 5 Thông tư 11/2024/TT-BTP quy định tiêu chuẩn, điều kiện xét xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II lên hạng I:
Điều 5. Tiêu chuẩn, điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II lên hạng I
1. Đang giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II - mã số: V.00.01.02 (sau đây gọi là Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II) tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
2. Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 - mã số: V.00.01.01 quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư số 10/2024/TT-BTP.
3. Có thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng II từ đủ 06 năm trở lên.
[...]
Như vậy, điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm từ hạng 2 lên hạng 1 được quy định như sau:
[1] Đang giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 tại thời điểm nộp hồ sơ đăng ký dự xét thăng hạng.
[2] Đáp ứng tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đối với viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 1 như sau:
- Nắm vững và thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về cung cấp dịch vụ công, thủ tục hành chính trong thực hiện nhiệm vụ
- Có kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng để thực hiện nhiệm vụ
- Có năng lực về tổ chức, xây dựng nội dung và thực hiện nhiệm vụ sau:
+ Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính trong xây dựng nội dung hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2, Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3; thực hiện việc hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 hoặc đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 3 theo sự phân công của cấp có thẩm quyền
+ Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản hoặc đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc về cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền
- Có năng lực, kỹ năng soạn thảo văn bản, phân tích, giải trình để thực hiện nhiệm vụ
- Có năng lực phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện nhiệm vụ
[3] Có thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 từ đủ 06 năm trở lên
Trường hợp thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 chưa đủ 06 năm trở lên nhưng người dự xét thăng hạng đã có thời gian giữ chức danh tương đương thì có thể được xét thăng hạng nếu tổng thời gian giữ cả hai chức danh này đã đủ 06 năm trở lên, trong đó thời gian giữ chức danh Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm hạng 2 tối thiểu đủ 01 năm (12 tháng) trở lên.
[4] Đã thực hiện ít nhất 01 trong các nhiệm vụ sau và có quyết định hoặc có xác nhận về việc thực hiện nhiệm vụ của cấp có thẩm quyền:
- Chủ trì hoặc chịu trách nhiệm chính việc xây dựng, tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch, văn bản
- Đề án về đăng ký biện pháp bảo đảm
- Cung cấp dịch vụ công phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Trung tâm Đăng ký hoặc theo sự phân công của cấp có thẩm quyền
Điều kiện xét thăng hạng đối với Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm lên hạng 1 từ ngày 08/11/2024 là gì? (Hình từ Internet)
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền gì về nghỉ ngơi?
Căn cứ Điều 13 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm về nghỉ ngơi như sau:
- Được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Do yêu cầu công việc, viên chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì được thanh toán một khoản tiền cho những ngày không nghỉ.
- Viên chức làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa hoặc trường hợp đặc biệt khác, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ phép của 02 năm để nghỉ một lần; nếu gộp số ngày nghỉ phép của 03 năm để nghỉ một lần thì phải được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Đối với lĩnh vực sự nghiệp đặc thù, viên chức được nghỉ việc và hưởng lương theo quy định của pháp luật.
- Được nghỉ không hưởng lương trong trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
Viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm có quyền gì về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định?
Căn cứ Điều 14 Luật Viên chức 2010 quy định quyền của viên chức đăng ký biện pháp bảo đảm về hoạt động kinh doanh và làm việc ngoài thời gian quy định như sau:
- Được hoạt động nghề nghiệp ngoài thời gian làm việc quy định trong hợp đồng làm việc, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
- Được ký hợp đồng vụ, việc với cơ quan, tổ chức, đơn vị khác mà pháp luật không cấm nhưng phải hoàn thành nhiệm vụ được giao và có sự đồng ý của người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.
- Được góp vốn nhưng không tham gia quản lý, điều hành công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, hợp tác xã, bệnh viện tư, trường học tư và tổ chức nghiên cứu khoa học tư, trừ trường hợp pháp luật chuyên ngành có quy định khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Lịch âm 2025, Lịch vạn niên 2025, Lịch 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025?
- Hồ sơ đăng ký hành nghề công tác xã hội tại Việt Nam đối với người nước ngoài gồm những gì?
- Từ 01/01/2025, tiêu chuẩn của Cảnh sát chỉ huy, điều khiển giao thông là gì?
- Địa chỉ các Tòa án nhân dân cấp cao tại Việt Nam?
- Chuyển mục đích đất phi nông nghiệp sang đất nông nghiệp có cần phải làm thủ tục xin chuyển mục đích không?