Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tháng 10/2024 tại TP. HCM?

Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tháng 10/2024 tại TP. HCM gồm những bệnh viện nào?

Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tháng 10/2024 tại TP. HCM?

Ngày 17/9/2024, Bảo hiểm xã hội TP. HCM đã ban hành Thông báo 6852/TB-BHXH năm 2024 về danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của tháng 10 năm 2024. Cụ thể:

- Người tham gia BHYT là trẻ em dưới 6 tuổi, người có công, người già trên 80 tuổi, người được quản lý, bảo vệ sức khỏe theo hướng dẫn số 52HD/BTCTW được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu theo nguyện vọng (theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Thông tư 40/2015/TT-BYT).

- Viên chức, người lao động của bệnh viện được đăng ký nơi KCB BHYT ban đầu tại bệnh viện nơi làm việc để tạo điều kiện thuận lợi về chăm sóc sức khỏe và tiết kiệm chi phí đi lại cho người tham gia.

- Các đối tượng khác đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB ban đầu của tháng 10 năm 2024 (Phụ lục 1 đính kèm).

- Người nước ngoài đăng ký KCB BHYT ban đầu theo Danh sách các cơ sở KCB BHYT nhận đăng ký KCB BHYT ban đầu cho người nước ngoài (Phụ lục 2 đính kèm Thông báo số 7472/TB-BHXH ngày 20/12/2023).

Xem chi tiết danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu của tháng 10 năm 2024 tại đây:

tải về

Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tháng 10/2024 tại TP. HCM?

Danh sách cơ sở khám chữa bệnh nhận đăng ký khám chữa bệnh BHYT ban đầu tháng 10/2024 tại TP. HCM? (Hình từ Internet)

Tên cơ sở khám chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế hay không?

Tại Điều 26 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế như sau:

Điều 26. Đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
1. Người tham gia bảo hiểm y tế có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Trường hợp người tham gia bảo hiểm y tế phải làm việc lưu động hoặc đến tạm trú tại địa phương khác thì được khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với tuyến chuyên môn kỹ thuật và nơi người đó đang làm việc lưu động, tạm trú theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.
3. Tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Theo quy định hiện nay, tên cơ sở khám chữa bệnh BHYT ban đầu được ghi trong thẻ bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, người tham gia bảo hiểm y tế được thay đổi cơ sở đăng ký khám chữa bệnh ban đầu vào đầu mỗi quý.

Thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu có phải đổi thẻ bảo hiểm y tế?

Tại Điều 19 Luật Bảo hiểm y tế 2008 có quy định về việc đổi thẻ bảo hiểm y tế như sau:

Điều 19. Đổi thẻ bảo hiểm y tế
1. Thẻ bảo hiểm y tế được đổi trong trường hợp sau đây:
a) Rách, nát hoặc hỏng;
b) Thay đổi nơi đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu;
c) Thông tin ghi trong thẻ không đúng.
2. Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:
a) Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;
b) Thẻ bảo hiểm y tế.
3. Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.
4. Người được đổi thẻ bảo hiểm y tế do thẻ bị rách, nát hoặc hỏng phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí đổi thẻ bảo hiểm y tế.

Theo đó, trong trường hợp thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu thì sẽ được đổi thẻ bảo hiểm y tế.

Trình tự đổi thẻ bảo hiểm y tế do thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh được thực hiện như sau:

Bước 1: Người có thẻ bảo hiểm y tế nộp hồ sơ.

Hồ sơ đổi thẻ bảo hiểm y tế bao gồm:

- Đơn đề nghị đổi thẻ của người tham gia bảo hiểm y tế;

- Thẻ bảo hiểm y tế.

Bước 2: Cơ quan quản lý thẻ bảo hiểm y tế tiếp nhận hồ sơ

Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, tổ chức bảo hiểm y tế phải đổi thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế.

Lưu ý: Trong thời gian chờ đổi thẻ, người có thẻ vẫn được hưởng quyền lợi của người tham gia bảo hiểm y tế.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Huỳnh Minh Hân
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào