Người sinh năm nào phải đổi thẻ căn cước trong năm 2025?
Người sinh năm nào phải đổi thẻ căn cước trong năm 2025?
Căn cứ theo Điều 21 Luật Căn cước 2023 quy định về độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước như sau:
Điều 21. Độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước
1. Công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi.
2. Thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều này có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Theo đó, công dân Việt Nam đã được cấp thẻ căn cước phải thực hiện thủ tục cấp đổi thẻ căn cước khi đủ 14 tuổi, 25 tuổi, 40 tuổi và 60 tuổi. Do đó năm 2025 người sinh năm 2011, năm 2000, năm 1985 và sinh năm 1965. phải đổi thẻ căn cước mới.
Lưu ý, thẻ căn cước đã được cấp, cấp đổi, cấp lại trong thời hạn 02 năm trước độ tuổi cấp đổi thẻ căn cước quy định tại khoản 1 Điều 21 Luật Căn cước 2023 có giá trị sử dụng đến tuổi cấp đổi thẻ căn cước tiếp theo.
Người sinh năm nào phải đổi thẻ căn cước trong năm 2025? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp đổi thẻ căn cước?
Căn cứ theo Điều 27 Luật Căn cước 2023 quy định về nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước như sau:
Điều 27. Nơi làm thủ tục cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước
1. Cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi công dân cư trú.
2. Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
3. Cơ quan quản lý căn cước có thẩm quyền tổ chức làm thủ tục cấp thẻ căn cước tại xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị hoặc tại chỗ ở của người dân trong trường hợp cần thiết.
Theo quy định nêu trên, thì cơ quan có thẩm quyền cấp đổi thẻ căn cước bao gồm:
- Cơ quan quản lý căn cước Công an cấp huyện hoặc Công an cấp tỉnh nơi công dân cư trú.
- Cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an đối với những trường hợp do thủ trưởng cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an quyết định.
Những thông tin nào được tích hợp vào thẻ căn cước?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 22 Luật Căn cước 2023 quy định về tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp như sau:
Điều 22. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước và sử dụng, khai thác thông tin được tích hợp
1. Tích hợp thông tin vào thẻ căn cước là việc bổ sung vào bộ phận lưu trữ của thẻ căn cước những thông tin ngoài thông tin về căn cước và được mã hóa. Thông tin được tích hợp theo đề nghị của công dân và phải được xác thực thông qua cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành.
2. Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
3. Việc sử dụng thông tin đã được tích hợp vào thẻ căn cước có giá trị tương đương như việc cung cấp thông tin hoặc sử dụng giấy tờ có chứa thông tin đó trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác.
4. Người dân đề nghị tích hợp thông tin vào thẻ căn cước khi có nhu cầu hoặc khi thực hiện việc cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước.
[...]
Như vậy, những thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước cụ thể gồm thông tin:
- Thẻ bảo hiểm y tế.
- Sổ bảo hiểm xã hội.
- Giấy phép lái xe.
- Giấy khai sinh.
- Giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Lưu ý: Trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nội dung quản lý thuế có bao gồm xóa nợ tiền thuế? Việc xóa nợ tiền thuế có phải là nhiệm vụ của cơ quan thuế?
- Nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp cơ sở thuộc trách nhiệm quản lý của Ngân hàng Nhà nước là gì?
- Công việc nào người lao động phải ký hợp đồng thử việc đến 06 tháng?
- Phương thức giao nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Ngân hàng Nhà nước được quy định như thế nào?
- Mẫu Bản kiểm điểm của Phó Bí thư chi bộ cập nhật năm 2024?