Sống thử có được pháp luật hôn nhân bảo vệ không?

Sống thử có được pháp luật hôn nhân bảo vệ không? Sống thử dẫn đến khó khăn trong việc phân chia tài sản như thế nào? Sống thử bao lâu thì phải kết hôn?

Sống thử có được pháp luật hôn nhân bảo vệ không?

Căn cứ theo Điều 19 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về tình nghĩa vợ chồng như sau:

Điều 19. Tình nghĩa vợ chồng
1. Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
2. Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.

Về cơ bản, nếu chỉ “sống thử” với nhau mà không đăng ký kết hôn thì sẽ không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng, đồng nghĩa với việc hai bên sẽ không được công nhận là vợ chồng hợp pháp Mà đã không phải là vợ chồng hợp pháp thì quan hệ hôn nhân giữa hai người sẽ không được pháp luật hôn nhân bảo vệ, nhất là trong trường hợp có “người thứ ba” xuất hiện

Cụ thể, Luật có quy định là “Vợ, chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ lẫn nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình”

Nếu vi phạm nguyên tắc chung thủy thì có thể bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí là bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “Vi phạm chế độ một vợ một chồng”, đồng thời “người thứ ba” cũng có thể bị pháp luật vào cuộc để chấn chỉnh, xử lý

Tuy nhiên, do hai bên chỉ đang “sống thử”, cho nên về cơ bản thì hai người vẫn còn đang độc thân, mà người độc thân thì hoàn toàn có thể bắt đầu mối quan hệ với người khác mà không hề vi phạm nguyên tắc chung thủy đã nêu trên.

Như vậy, sống thử không được pháp luật hôn nhân bảo vệ.

Sống thử có được pháp luật hôn nhân bảo vệ không?

Sống thử có được pháp luật hôn nhân bảo vệ không? (Hình từ Internet)

Quy định phân chia tài sản trong thời gian sống thử như thế nào?

Căn cứ theo Điều 16 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Điều 16. Giải quyết quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên; trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Việc giải quyết quan hệ tài sản phải bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con; công việc nội trợ và công việc khác có liên quan để duy trì đời sống chung được coi như lao động có thu nhập.

Theo đó, quan hệ tài sản của cả hai sẽ được giải quyết theo thỏa thuận giữa các bên, trong trường hợp không có thỏa thuận thì giải quyết theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015 và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Như vậy, tài sản có thể được giải quyết theo nguyên tắc như sau:

- Tài sản chung được chia theo thỏa thuận giữa các bên, nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết

- Việc phân chia này cũng sẽ dựa theo công sức đóng góp của mỗi bên và trên nguyên tắc bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của phụ nữ và con.

Sống thử bao lâu thì phải kết hôn?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 14 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định về giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn như sau:

Điều 14. Giải quyết hậu quả của việc nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn
1. Nam, nữ có đủ điều kiện kết hôn theo quy định của Luật này chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền, nghĩa vụ giữa vợ và chồng. Quyền, nghĩa vụ đối với con, tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng giữa các bên được giải quyết theo quy định tại Điều 15 và Điều 16 của Luật này.
2. Trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng theo quy định tại khoản 1 Điều này nhưng sau đó thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định của pháp luật thì quan hệ hôn nhân được xác lập từ thời điểm đăng ký kết hôn.

Như vậy, pháp luật hiện nay cũng không có quy định nào điều chỉnh về việc thời gian sống thử bao lâu thì phải kết hôn.

Việc kết hôn phải do hai bên nam nữ sống thử tự nguyện và thực hiện trên ý chí của mình chứ không phụ thuộc vào quy định của luật hay bất cứ điều kiện nào.

Hỏi đáp mới nhất
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Lê Nguyễn Minh Thy
0 lượt xem
Hỏi đáp pháp luật mới nhất
Tra cứu hỏi đáp liên quan

TÌM KIẾM VĂN BẢN

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào