Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không?
Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không?
Căn cứ khoản 2 Điều 183 Luật Nhà ở 2023 quy định thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai:
Điều 183. Thế chấp dự án đầu tư xây dựng nhà ở và thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai
[...]
2. Trường hợp chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở đã thế chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc nhà ở mà có nhu cầu huy động vốn theo quy định của pháp luật về nhà ở hoặc có nhu cầu bán, cho thuê mua nhà ở đó thì phải giải chấp một phần hoặc toàn bộ dự án hoặc nhà ở và quyền sử dụng đất này trước khi ký hợp đồng huy động vốn góp, hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 88 của Luật này.
Việc xác định nhà ở đã được giải chấp trước khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở với khách hàng theo quy định tại khoản này được nêu rõ trong văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở. Chủ đầu tư có trách nhiệm cung cấp cho khách hàng văn bản thông báo nhà ở đủ điều kiện được bán khi ký hợp đồng mua bán, thuê mua nhà ở. Trường hợp huy động vốn góp, chủ đầu tư phải cung cấp cho bên góp vốn văn bản giải chấp của tổ chức tín dụng khi ký hợp đồng góp vốn.
[...]
Căn cứ Điều 114 Luật Nhà ở 2023 quy định hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở:
Điều 114. Hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở
1. Các hình thức huy động vốn để phát triển nhà ở bao gồm:
a) Huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
b) Huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
c) Huy động thông qua cấp vốn từ nguồn vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này;
[...]
Theo quy định trên, dự án nhà ở đang được thế chấp mà chủ đầu tư có nhu cầu huy động vốn theo hình thức hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác thì phải giải chấp trước khi ký hợp đồng hợp tác kinh doanh.
Ngoài ra, khi hợp tác kinh doanh chủ đầu tư phải cung cấp cho bên góp vốn văn bản giải chấp của tổ chức tín dụng khi ký hợp đồng góp vốn.
Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không? (Hình từ Internet)
Có các nguồn vốn nào để phát triển nhà ở?
Căn cứ Điều 112 Luật Nhà ở 2023 quy định các nguồn vốn để phát triển nhà ở:
Điều 112. Các nguồn vốn để phát triển nhà ở
1. Vốn chủ sở hữu của các tổ chức, cá nhân.
2. Vốn quy định tại khoản 1 Điều 113 của Luật này.
3. Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định tại Điều 114 của Luật này.
4. Vốn đầu tư nước ngoài.
5. Nguồn tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.
6. Nguồn vốn hợp pháp khác.
Như vậy, có các nguồn vốn sau để phát triển nhà ở:
[1] Vốn chủ sở hữu của các tổ chức, cá nhân.
[2] Nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở bao gồm:
- Vốn đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công
- Vốn từ công trái quốc gia, trái phiếu, vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn huy động từ Quỹ phát triển đất, các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách khác theo quy định của pháp luật.
[3] Vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân theo các hình thức sau:
- Huy động thông qua góp vốn, hợp tác đầu tư, hợp tác kinh doanh, liên doanh, liên kết của tổ chức, cá nhân;
- Huy động thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu, chứng chỉ quỹ theo quy định của pháp luật;
- Huy động thông qua cấp vốn từ nguồn vốn của Nhà nước để phát triển nhà ở
- Huy động thông qua vay vốn từ tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính đang hoạt động tại Việt Nam;
- Huy động thông qua vay vốn từ Ngân hàng chính sách xã hội;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam;
- Nguồn vốn hợp pháp khác.
[4] Vốn đầu tư nước ngoài
[5] Nguồn tài chính công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn
[6] Nguồn vốn hợp pháp khác.
Đối tượng nào được sở hữu nhà ở tại Việt Nam?
Căn cứ khoản 1 Điều 8 Luật Nhà ở 2023 quy định đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam:
Điều 8. Đối tượng và điều kiện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam
1. Đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
a) Tổ chức, cá nhân trong nước;
b) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch;
c) Tổ chức, cá nhân nước ngoài theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Luật này.
[...]
Như vậy, đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam bao gồm:
- Tổ chức, cá nhân trong nước
- Người Việt Nam định cư ở nước ngoài theo quy định của pháp luật về quốc tịch
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan
- Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam
- Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?