Trường hợp nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như thế nào?

Trường hợp nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như thế nào?

Trường hợp nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu?

Căn cứ theo Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, thì phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu trong các trường hợp sau đây:

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ gây tai nạn hoặc bị tai nạn giao thông được sĩ quan, hạ sĩ quan Công an nhân dân (sau đây viết tắt là cán bộ Công an) đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có liên quan đến vụ tai nạn giao thông được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ điều tra, giải quyết tai nạn giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ có dấu hiệu sử dụng chất có cồn được cán bộ Công an đang làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát giao thông yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn trong máu.

- Người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bị tai nạn giao thông được đưa đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được bác sĩ chỉ định xét nghiệm nồng độ cồn trong máu.

Trường hợp nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như thế nào?

Trường hợp nào phải xét nghiệm nồng độ cồn trong máu? Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như thế nào? (Hình từ Internet)

Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện gì?

Căn cứ theo Điều 4 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA quy định về điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

Điều 4. Điều kiện của cơ sở y tế thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn trong máu
Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây:
1. Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.
2. Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.
3. Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Theo đó, cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu khi đủ các điều kiện sau đây:

- Có khoa xét nghiệm hoặc phòng xét nghiệm hoặc bộ phận xét nghiệm đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt danh mục kỹ thuật định lượng nồng độ cồn trong máu.

- Có máy sinh hóa xét nghiệm nồng độ cồn trong máu, thiết bị bảo quản và lưu mẫu máu xét nghiệm.

- Có cán bộ xét nghiệm đã có văn bằng đào tạo hoặc giấy chứng nhận về chuyên ngành xét nghiệm, nắm vững được quy trình xét nghiệm định lượng nồng độ cồn trong máu.

Quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như thế nào?

Căn cứ theo Điều 5 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA, thì quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu như sau:

Bước 1: Cơ sở y tế được xét nghiệm nồng độ cồn trong máu (sau đây viết tắt là cơ sở xét nghiệm) tiếp nhận người được xét nghiệm, kiểm tra phiếu xét nghiệm và chuyển đến cán bộ thực hiện xét nghiệm.

Trường hợp người được xét nghiệm quy định tại các khoản 1, 2, 3 Điều 3 Thông tư liên tịch 26/2014/TTLT-BYT-BCA thì phải có thêm phiếu yêu cầu xét nghiệm nồng độ cồn trong máu của cán bộ Công an

Bước 2: Cán bộ xét nghiệm thực hiện xét nghiệm theo đúng quy trình xét nghiệm nồng độ cồn trong máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

Bước 3: Cơ sở xét nghiệm cung cấp kết quả xét nghiệm cho cán bộ, cơ quan Công an đã yêu cầu xét nghiệm, sau đó thông báo kết quả xét nghiệm cho người xét nghiệm theo quy định về hồ sơ bệnh án; cung cấp cho Viện Kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân trong trường hợp cần thiết theo quy định của pháp luật (nếu có yêu cầu) và lưu kết quả xét nghiệm theo quy định.

Vi phạm giao thông
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Vi phạm giao thông
Hỏi đáp Pháp luật
Biển số P.123a Biển cấm rẽ trái có được quay đầu không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe đạp điện có phải lắp gương không? Xe điện lắp 1 gương có bị phạt không?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy không nhường đường cho xe ưu tiên phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Xe máy chở 3 người phạt bao nhiêu tiền năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Hành vi đua xe trái phép bị xử phạt như thế nào năm 2025? Có bị trừ điểm giấy phép lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168 quy định về gì? Nghị định 168 áp dụng với những đối tượng nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Nghị định 168: Cho mượn xe bị dính phạt nguội thì phạt chủ xe hay phạt người lái?
Hỏi đáp Pháp luật
Tổ chức đua xe trái phép bị phạt bao nhiêu năm 2025? Đua xe trái phép có bị tịch thu xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Tước bằng lái xe nồng độ cồn có được lái xe không?
Hỏi đáp Pháp luật
Phạt nồng độ cồn xe máy có giam bằng lái không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Vi phạm giao thông
Nguyễn Tuấn Kiệt
244 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào