Những đối tượng nào được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM theo Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ?
Những đối tượng nào được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM theo Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ năm 2024, thì các đối tượng chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM gồm cán bộ, đoàn viên công đoàn, công nhân, viên chức, lao động Thành phố có hoàn cảnh khó khăn, cụ thể như sau:
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nặng.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động hoặc cha/ mẹ/ vợ/ chồng/ con (cha mẹ ruột và cha mẹ vợ/ chồng) mắc bệnh nan y, bệnh hiểm nghèo đang nằm viện điều trị hoặc đang điều trị ngoại trú tại nhà.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị mất việc làm do doanh nghiệp khó khăn phải thu hẹp sản xuất, ngừng hoạt động, giải thể, phá sản, doanh nghiệp di dời đi nơi khác, chủ doanh nghiệp bỏ trốn hoặc không được doanh nghiệp thưởng Tết (tính từ ngày 01/10/2024 đến thời điểm chăm lo Tết); lao động nữ đang mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động bị giảm thời gian làm việc, ngừng việc do doanh nghiệp bị cắt, giảm đơn hàng; tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động (tính từ 01/10/2024 đến thời điểm chăm lo Tết).
- Đoàn viên công đoàn tại các nghiệp đoàn và các đơn vị dịch vụ công ích trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
- Đoàn viên công đoàn, con đoàn viên công đoàn được mổ tim trong chương trình “Trái tim nghĩa tình”.
- Người lao động tại những đơn vị chưa thành lập công đoàn cơ sở nhưng đơn vị, doanh nghiệp có đóng kinh phí công đoàn.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động làm việc tại những nơi vùng sâu, vùng xa, môi trường độc hại.
- Đoàn viên công đoàn xuất sắc; đoàn viên công đoàn tiêu biểu trong lao động sản xuất, có sáng kiến, cải tiến kỹ thuật làm lợi cho doanh nghiệp và có ứng dụng chuyển đổi số góp phần cải cách hành chính tại đơn vị.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động không về quê đón Tết để lao động, sản xuất theo yêu cầu doanh nghiệp.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động là thành viên trong hộ gia đình thương binh, bệnh binh, người có công với cách mạng; các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động đơn thân nuôi con nhỏ dưới 6 tuổi.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động có con thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ năm 2025.
- Đoàn viên công đoàn, người lao động đang làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp (có tổ chức Công đoàn hoặc có đóng kinh phí công đoàn nhưng chưa thành lập Công đoàn) trên địa bàn Thành phố mà có cha/ mẹ hoặc thân nhân (ông, bà nội, ngoại ruột) tham gia Chiến dịch Hồ Chí Minh.
- Đoàn viên, người lao động thuộc dân tộc thiểu số.
- Đoàn viên, người lao động đang làm việc tại các công trình trọng điểm của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Cán bộ công đoàn chuyên trách, cán bộ, nhân viên Nhà Văn hóa Lao động.
- Riêng các trường hợp khó khăn đột xuất khác không thuộc các tiêu chí quy định trong kế hoạch, Ban Thường vụ công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở trực thuộc Liên đoàn Lao động Thành phố xem xét, quyết định chăm lo theo thẩm quyền (căn cứ theo đề xuất của công đoàn cơ sở, tổ công đoàn) đảm bảo đúng đối tượng, minh bạch, chính xác.
Những đối tượng được chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM theo Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ? (Hình từ Internet)
Mức chi chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM theo Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ là bao nhiêu?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Kế hoạch 94/KH-LĐLĐ năm 2024, thì mức chi chăm lo Tết Ất Tỵ 2025 tại TPHCM như sau:
- Người lao động được chi chăm lo với mức chi bằng 1/2 mức chi chăm lo cho đoàn viên công đoàn.
- Đối với các đơn vị có nguồn vận động xã hội hóa, có thể chủ động chi cao hơn, phần chi cao hơn có thể bằng tiền mặt hoặc hiện vật.
Lưu ý: đoàn viên công đoàn, người lao động chỉ nhận một hình thức chăm lo có lợi nhất, không trùng lắp (áp dụng đối với các chương trình do Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức).
Những trường hợp đã đề xuất chăm lo tuy nhiên trong quá trình thực hiện không nhận được chăm lo, công đoàn cơ sở trực thuộc và công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở đề xuất sang một hình thức chăm lo khác.
Tết Âm lịch 2025 có bắn pháo hoa không?
Căn cứ theo Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định về các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ như sau:
Điều 11. Các trường hợp tổ chức bắn pháo hoa nổ
1. Tết Nguyên đán
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
2. Giỗ Tổ Hùng Vương
a) Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
3. Ngày Quốc khánh
a) Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
b) Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
4. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
[...]
Như vậy, Tết Âm lịch 2025 sẽ có bắn pháo hoa vào thời điểm giao thừa.
Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những người có mặt tại nơi xảy ra tai nạn giao thông có trách nhiệm như thế nào?
- Công văn nghỉ Tết Nguyên đán 2025 mới nhất?
- Bảng lương của Quản lý dự án hàng hải hạng 2 hiện nay là bao nhiêu?
- Dự kiến sẽ sáp nhập các bộ ngành nào 2024 theo Nghị quyết 18-NQ/TW?
- Kỳ kế toán thuế xuất khẩu, nhập khẩu tháng 12/2024 bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?